Tài liệu ôn tập hè lớp 4 lên 5 tiếng việt có đáp án

 

Bộ tài liệu ôn tập hè lớp 4 lên lớp 5 môn Tiếng Việt gồm phần đề kiểm tra (đầy đủ nội dung cần củng cố) và đáp án chi tiết. Trong đó có sẵn phần ô li cho học sinh làm trực tiếp phần chính tả và tập làm văn. Mời quý thầy cô, phụ huynh và các bạn học sinh tham khảo.

A1: Mở rộng vốn từ: Nhân hậu - Đoàn kết

Bài 1: Tìm từ ngữ nói về:

          a. Thể hiện lòng nhân hậu, tình cảm yêu thương đồng loại.

          b. Thể hiện tính cách hay việc làm trái với lòng nhân hậu, yêu thương.

          c. Thể hiện tinh thần đùm bọc, giúp đỡ đồng loại.

          d. Thể hiện tính cách hay việc làm trái với đùm bọc, giúp đỡ.

Bài 2: Cho các từ sau: "nhân dân, nhân hậu, nhân ái, nhân tài, công nhân, nhân đức, nhân từ, nhân loại, nhân nghĩa, nhân quyền". Hãy xếp:

          a. Từ có tiếng "nhân" có nghĩa là người.

          b. Từ có tiếng "nhân" có nghĩa là lòng thương người.

Bài 3: Đặt câu với 1 từ ở nhóm a, 1 từ ở nhóm b nói trên.

Bài 4: Khoanh tròn vào chữ cái trước câu có dùng sai từ có tiếng "nhân":

          a. Thời đại nào nước ta cũng có nhiều nhân tài.

          b. Nhân dân ta có truyền thống lao động cần cù.

          c. Bà tôi là người nhân hậu, thấy ai gặp khó khăn, bà thường hết lòng giúp đỡ.

          d. Cô giáo lớp tôi rất nhân tài.

Bài 5: Viết 2 thành ngữ (hoặc tục ngữ) vào chỗ trống:

          a. Nói về tình đoàn kết

          b. Nói về lòng nhân hậu.

          c. Trái với lòng nhân hậu.

Bài 6: Các câu dưới đây khuyên ta điều gì, chê điều gì?

          a. Ở hiền gặp lành.

          b. Trâu buộc ghét trâu ăn.

          c. Một cây làm chẳng nên non.

          Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

Bài 7: Tìm 5 thành ngữ, tục ngữ nói về đạo đức và lối sống lành mạnh, tốt đẹp của con người Việt Nam. Đặt câu với 1 thành ngữ vừa tìm.

Bài 8: Em hiểu nghĩa của các thành ngữ dưới đây như thế nào?

          a. Môi hở răng lạnh.

          b. Máu chảy ruột mềm.

          c. Nhường cơm sẻ áo.

          d. Lá lành đùm lá rách.

          Giải nghĩa câu tục ngữ: "Một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ".

B1: Từ đơn và từ phức

Bài 1: Tìm 1 từ đơn và 1 từ phức nói về lòng nhân hậu. Đặt câu với mỗi từ vừa tìm.

Bài 2: Tìm từ đơn, từ phức trong câu văn:

          a. Một người ăn xin già lọm khọm đứng ngay trước mặt tôi.

          b. Đôi mắt ông lão đỏ đọc và giàn giụa nước mắt.

Bài 3: a. Tìm từ đơn, từ phức trong các câu thơ sau:

                                      "Đời cha ông với đời tôi

                             Như con sông với chân trời đã xa

                                      Chỉ còn truyện cổ thiết tha

                             Cho tôi nhận mặt ông cha của mình".

          b. Em hiểu như thế nào về nội dung 2 dòng thơ cuối.

Bài 4: Tìm 5 từ phức có tiếng "anh", 5 từ phức có tiếng "hùng" theo nghĩa của từng tiếng trong từ "anh hùng".

B2: Từ ghép và từ láy

Bài 1: Hãy xếp các từ phức sau thành hai loại: Từ ghép và từ láy: sừng sững, chung quanh, lủng củng, hung dữ, mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc, thanh cao, giản dị, chí khí.

Bài 2: a. Những từ nào là từ láy

                   Ngay ngắn                      Ngay thẳng           Ngay đơ

                   Thẳng thắn                     Thẳng tuột            Thẳng tắp

          b. Những từ nào không phải từ ghép?

                   Chân thành                     Chân thật              Chân tình

                   Thật thà                         Thật sự                 Thật tình

Bài 3: Từ láy "xanh xao" dùng để tả màu sắc của đối tượng:

          a. da người                      c. lá cây đã già

          b. lá cây còn non             d. trời.

Bài 4: Xếp các từ: châm chọc, chậm chạp, mê mẩn, mong ngóng, nhỏ nhẹ, mong mỏi, phương hướng, vương vấn, tươi tắn vào 2 cột: từ ghép và từ láy.

Bài 5: a. Tạo 2 từ ghép có nghĩa phân loại, 2 từ ghép có nghĩa tổng hợp, 1 từ láy từ mỗi tiếng sau: nhỏ, sáng, lạnh.

          b. Tạo 1 từ ghép, 1 từ láy chỉ màu sắc từ mỗi tiếng sau: xanh, đỏ, trắng, vàng, đen.

Bài 6: Cho các từ: mải miết, xa xôi, xa lạ, phẳng lặng, phẳng phiu, mong ngóng, mong mỏi, mơ mộng.

          a. Xếp những từ trên thành 2 nhóm: từ ghép, từ láy.

          b. Cho biết tên gọi của kiểu từ ghép và từ láy ở mỗi nhóm trên.

Bài 7: Cho đoạn văn sau:

          "Đêm về khuya lặng gió. Sương phủ trắng mặt sông. Những bầy cá nhao lên đớp sương "tom tóp", lúc đầu còn loáng thoáng dần dần tiếng tũng toẵng xôn xao quanh mạn thuyền".

          a. Tìm những từ láy có trong đoạn văn.

          b. Phân loại các từ láy tìm được theo các kiểu từ láy đã học.

Bài 8: Xác định rõ 2 kiểu từ ghép đã học (từ ghép có nghĩa phân loại, từ ghép có nghĩa tổng hợp) trong các từ ghép sau: nóng bỏng, nóng ran, nóng nực, nóng giãy, lạnh buốt, lạnh ngắt, lạnh gía.

Bài 9: Tìm các từ láy có 2, 3, 4 tiếng

Bài 10: Em hãy ghép 5 tiếng sau thành 9 từ ghép thích hợp: thích, quý, yêu, thương, mến.

Bài 11: Xác định từ láy trong các dòng thơ sau và cho biết chúng thuộc vào loại từ láy nào:

                                      Gió nâng tiếng hát chói chang

                             Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời

                                      Tay nhè nhẹ chút, người ơi

                             Trông đôi hạt rụng hạt rơi xót lòng.

                                       Mảnh sân trăng lúa chất đầy

                             Vàng tuôn trong tiếng máy quay xập xình

                                       Nắng già hạt gạo thơm ngon

                             Bưng lưng cơm trắng nắng còn thơm tho.

Bài 12: Tìm từ đơn, từ láy, từ ghép trong các câu:

          a. Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới... Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi mà như nhảy nhót.

          b. Chú chuồn chuồn nước tung cánh bay vọt lên. Cái bóng chú nhỏ xíu lướt nhanh trên mặt hồ. Mặt hồ trải rộng mênh mông và lặng sóng.

          c. Ngoài đường, tiếng mưa rơi lộp độp, tiếng chân người chạy lép nhép.

          d. Hằng năm, vào mùa xuân, tiết trời ấm áp, đồng bào Ê đê, Mơ-nông lại tưng bừng mở hội đua voi.

          e. Suối chảy róc rách.

Bài 13: Tìm từ láy trong đoạn văn sau:

          Bản làng đã thức giấc. Đó đây, ánh lửa hồng bập bùng trên các bếp. Ngoài bờ ruộng đã có bước chân người đi, tiếng nói chuyện rì rầm, tiếng gọi nhau í ới.

          Tảng sáng, vòm trời cao xanh mênh mông. Gió từ trên đỉnh núi tràn xuống thung lũng mát rượi.

Bài 14: Tìm những tiếng có thể kết hợp với "lễ" để tạo thành từ ghép. Tìm từ cùng nghĩa và từ trái nghĩa với từ "lễ phép".

Bài 15: Cho 1 số từ sau: thật thà, bạn bè, hư hỏng, san sẻ, bạn học, chăm chỉ, gắn bó, bạn đường, ngoan ngoãn, giúp đỡ, bạn đọc, khó khăn.

          Hãy xếp các từ trên vào 3 nhóm:

          a. Từ ghép tổng hợp.

          b. Từ ghép phân loại.

          c. Từ láy.

Bài 16: Trong bài: "Tre Việt Nam" nhà thơ Nguyễn Duy có viết:

                                      "Bão bùng thân bọc lấy thân

                             Tay ôm, tay níu tre gần nhau thêm

                                      Thương nhau tre chẳng ở riêng

                             Luỹ thành từ đó mà nên hỡi người".

          Trong đoạn thơ trên, tác giả ca ngợi những phẩm chất nào của tre?

          Tác giả đã dùng cách nói gì để ca ngợi những phẩm chất đó.

Bài 17: Phân các từ ghép sau thành 2 loại:

          Học tập, học đòi, học hỏi, học vẹt, học gạo, học lỏm, học hành, anh cả, anh em, anh trai, anh rể, bạn học, bạn đọc, bạn đường.

Link tải bản word miễn phí: Link 1    Link 2
Mới hơn Cũ hơn

Giáo trình đại học-Cao đẳng