Trong giai đoạn giáo dục hiện nay, đổi mới
phương pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học là vấn đề được quan tâm hàng đầu.
Một trong những quan điểm đổi mới giáo dục và đào tạo ở nước ta là: “Tiếp
tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại, phát huy tính
tích cực, chuyển mạnh quá trình giáo dục chủ yếu trang bị kiến thức sang phát
triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành, lý luận
gắn bó với thực tiễn. Khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy
móc. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức các hình thức học tập đa dạng,
chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học…đặc biệt nhấn mạnh
hình thức học tập trải nghiệm”.
Các hoạt động trải
nghiệm giúp học sinh tăng cường khả năng quan sát, học hỏi và cọ xát với thực
tế, thu lượm và xử lí thông tin từ môi trường xung quanh từ đó đi đến hành động
sáng tạo và biến đổi thực tế mà các em quan sát được. Hoạt động trải nghiệm
cũng làm cho nội dung giáo dục không bị bó hẹp trong chương trình sách giáo
khoa mà gắn liền với thực tiễn đời sống xã hội. Việc dạy học gắn lý thuyết với
thực tiễn giúp học sinh trong quá trình trải nghiệm thể hiện được giái trị bản
thân, thiết lập được mối quan hệ cá nhân với cá nhân khác và với tập thể, mối
quan hệ giữa môi trường học tập và môi trường sống.
Tuy nhiên phần lớn giáo
viên và học sinh hiện nay trong quá trình dạy và học mới chỉ chú trọng các
phương pháp giải bài tập nhanh, hiệu quả áp dụng trong các đề thi đại học, ít
chú trọng trong việc đổi mới về dạy học nhằm hướng tới phát triển các năng lực
mà học sinh cần có trong cuộc sống như: năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng
lực tìm kiếm và xử lí thông tin…
Với đề tài “Một số hoạt động trải
nghiệm sáng tạo nhằm nâng cao hiệu quả dạy học hóa học lớp 11 trung học phổ
thông” với mong muốn nghiên cứu sâu hơn về tính ưu việt, khả
năng vận dụng phương pháp dạy học nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học.
- Hình
thành và phát triển phẩm chất, tư tưởng, ý chí, tình cảm, giá trị, kĩ năng sống
và những năng lực chung cần có ở con người trong xã hội hiện đại nói chung và
các em học sinh lớp 11 THPT nói riêng.
- Kiến thức thực tiễn gắn bó với đời sống địa phương, cộng đồng, đất
nước, mang tính tổng hợp nhiều lĩnh vực giáo dục, nhiều môn học, dễ vận dung
vào thực tế. Được thiết kế thành các chủ điểm mang tính mở, không yêu cầu mối
liên hệ chặt chẽ giữa các chủ điểm.
- Hình
thức tổ chức đa dạng, phong
phú, mềm dẻo, linh hoạt, mở về không gian, thời gian, quy mô, đối tượng và số
lượng. Học sinh có nhiều cơ hội trải nghiệm với các mức độ khác nhau (giáo
viên, phụ huynh, nhà hoạt động xã hội, chính quyền, doanh nghiệp,...)
- Tương
tác, phương pháp: Đa chiều, học sinh tự hoạt động trải nghiệm là chính.
- Kiểm
tra, đánh giá: Nhấn
mạnh đến kinh nghiệm, năng lực thực hiện, tính trải nghiệm, theo những yêu cầu
riêng, mang tính cá biệt hóa, phân hóa, thường đánh giá kết quả đạt được bằng
nhận xét.
Tổ chức các hoạt động trải nghiệm
trong dạy học hóa học lớp 11 theo định hướng phát triển năng lực cho
học sinh THPT nhằm:
- Đề xuất nội dung và quy trình dạy
học môn hóa học theo tiếp cận dạy học trải nghiệm cho học sinh THPT, góp phần
nâng cao hiệu quả dạy và học môn hóa học cũng như phát triển năng lực của học
sinh trường THPT.
- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng làm
việc theo nhóm một cách có hiệu quả từ đó hình thành năng lực hợp tác trong học
tập và trong công việc hàng ngày.
- Định hướng cho học
sinh cách tìm tòi, khai thác các tài liệu liên quan đến vấn đề học tập và định
hướng cách khai thác thông tin từ tài liệu thu thập được một cách có hiệu quả.
- Giúp học sinh tự tin
giao tiếp trước đám đông và khả năng thuyết trình các sản phẩm do chính các em
tìm tòi.
- Và hơn hết các em có
thể tự hào về những sản phẩm do chính tay mình làm ra và sử dụng những sản phẩm
đó với nhiều mục đích khác nhau hoặc sẽ định hướng nghề nghiệp sau khi ra
trường.
- Xây dựng nhiều chủ đề dạy học theo nội dung hoạt động trải nghiệm vào bài giảng hóa học 11 THPT để dạy tốt và học tốt môn hóa học.
Link tải bản đầy đủ file word: TẢI XUỐNG