Trong các môn học và hoạt động giáo dục, Tiếng Việt là một trong những môn học quan trọng và cần thiết nhất ở bậc Tiểu học. Nếu như việc học Toán giú phọc sinh phát triển tư duy logic thì việc học Tiếng Việt sẽ giúp các em hình thànhvà phát triển tư duy ngôn ngữ. Thông qua môn Tiếng Việt, các em sẽ được họccách giao tiếp, truyền đạt tư tưởng, cảm xúc của mình một cách chính xác và biểu cảm. Để có thể làm được điều này, các em phải nắm vững các kiến thức môn học một cách chắc chắn và có một vốn từ nhất định. Chính vì lẽ đó đặt ra yêu cầu chon gười giáo viên phải quan tâm đến việc cung cấp, mở rộng thêm vốn từ cho họcsinh; quan tâm đến quá trình học sinh sử dụng từ ngữ đã học trong nói, viết, trongcuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên trong thực tiễn dạy học bản thân tôi nhận thấy vốn từ của học sinh hết sức hạn chế, các em còn lúng túng khi trình bày ý kiến và kĩ năng diễn đạt chưa trôi chảy, mạch lạc. Bởi vậy trong quá trình giảng dạy tôi đã không ngừng tìm tòi, học hỏi để tìm ra các biện pháp dạy học mang lại hiệu quả tốt nhất.
Như chúng ta đã biết, trong hệ thống ngôn ngữ thì từ có vai trò đặc biệt quan trọng. Từ là đơn vị trung tâm của ngôn ngữ. Vốn từ là một trong những bộ phậncấu thành của ngôn ngữ. Cho nên, nếu không có một vốn từ đầy đủ thì học sinhkhông thể diễn đạt trôi chảy, mạch lạc. Vốn từ của học sinh càng giàu bao nhiêu thìkhả năng lựa chọn từ càng phong phú, linh hoạt bấy nhiêu, sự trình bày tư tưởng, tình cảm càng đặc sắc bấy nhiêu và việc cảm thụ nội dung các bài văn, bài thơ càngdễ dàng hơn. Bởi thế việc dạy mở rộng vốn từ cho học sinh ở Tiểu học có vị trí, tầm quan trọng rất lớn. Nó góp phần rèn luyện cho học sinh năng lực sử dụng tiếngmẹ đẻ của chính mình vào những hoạt động giao tiếp, tạo điều kiện thuận lợi chocác em khi giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày một cách dễ dàng. Vì vậy đòi hỏingười giáo viên phải dạy mở rộng vốn từ như thế nào để học sinh tiểu học nắm chắc vốn từ, phát triển ngôn ngữ một cách tự nhiên nhất.
Tuy nhiên phải thừa nhận rằng thực tế hiện nay việc dạy mở rộng vốn từ còn có rất nhiều hạn chế và chưa đạt kết quả cao như mong muốn. Một trong những hạnchế đó là do giáo viên chưa xây dựng được phương pháp dạy phù hợp với mục đích, nội dung của bài học đề ra. Mặt khác học sinh Tiểu học có năng lực tư duy còn hạn chế, vốn từ của các em còn nghèo nàn, kĩ năng sử dụng ngôn ngữ chưa cao. Nhận thấy được vị trí và tầm quan trọng cũng như các hạn chế trong học sinh,giáo viên đã thôi thúc tôi viết bản sáng kiến kinh nghiệm. "Một số biện pháp để dạy tốt phần mở rộng vốn từ theo các chủ điểm trong môn Tiếng Việt lớp 4".
Điểm mới của sáng kiến:
Điểm mới cơ bản nhất trong sáng kiến kinh nghiệm là đưa ra một số biện pháp đã thực hiện có hiệu quả ở lớp bản thân đã và đang giảng dạy và áp dụng tại đơn vị trong việc dạy học phần mở rộng vốn từ trong môn Tiếng Việt lớp 4.
Sáng kiến kinh nghiệm đã đi sâu nghiên cứu các phương pháp dạy học phần mở rộng vốn từ trong môn Tiếng Việt ở các khía cạnh khác nhau và lựa chọn các phương pháp phù hợp cho từng bài dạy, từng đối tượng học sinh, giúp giáo viên chủ động trong từng tiết dạy; giúp học sinh tiếp cận kiến thức một cách chủ động, tích cực, đặc biệt là kĩ năng dùng vốn từ vào giao tiếp đạt đạt hiệu quả cao nhằm hướng tới việc dạy học phát triển các năng lực cho học sinh, đặc biệt là năng lực ngôn ngữ.
Link tải file word đầy đủ: Tải xuống