Sáng kiến kinh nghiệm quản lí tiểu học mới nhất, Sáng kiến kinh nghiệm quản lí tiểu học hay nhất, Sáng kiến kinh nghiệm quản lí tiểu học, Ứng xử văn hóa trong trường tiểu học,...
Trong công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, Đảng chủ trương thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hóa để đưa đất nước ta, dân tộc ta vĩnh viễn thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020, xứng đáng sánh vai với các cường quốc năm châu. Sự thành công của sự nghiệp trọng đại đó tùy thuộc vào công tác đào tạo nguồn nhân lực, vào sự nghiệp “trồng người”.
Do đó, Đảng ta đã xác định: “Cùng với khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo phải thật sự là quốc sách hàng đầu”. Bối cảnh đó đặt ra cho ngành giáo dục, đội ngũ thầy cô giáo, cán bộ quản lý và mỗi nhà trường trách nhiệm rất nặng nề: "dù khó khăn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt, học tốt" để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Trong việc thực hiện sứ mệnh nặng nề và cao cả đó, mỗi trường học phải là một tập thể đoàn kết phấn đấu nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức và chất lượng dạy học đích thực, đào tạo thế hệ trẻ thành những công dân yêu nước, có văn hoá, có trình độ kiến thức, kỹ năng khoa học, có ý chí, hoài bão vươn lên không cam chịu nghèo hèn, làm giàu cho đất nước và cho bản thân. Để làm được điều đó, mỗi trường học phải xây dựng cho được môi trường sư phạm tích cực, thân thiện: Thân thiện giữa thầy với trò, thân thiện giữa trò với trò, thân thiện giữa nhà trường với cộng đồng bằng cách điều chỉnh hành vi văn hóa của mỗi cá nhân thông qua quy tắc ứng xử văn hóa. Bởi môi trường văn hoá trong nhà trường có ảnh hưởng vô cùng to lớn đối với chất lượng cuộc sống và hiệu quả của mọi hoạt động trong nhà trường.
Sự phát triển của trẻ em đặc biệt là lứa tuổi tiểu học từ 6 đến 11 tuổi chịu ảnh hưởng rất lớn của môi trường văn hoá xã hội nơi các em lớn lên. Môi trường văn hóa lành mạnh là điều kiện tiên quyết để đào tạo thế hệ trẻ trở thành những công dân tốt có tài năng, đạo đức. Nếu môi trường này thiếu văn hoá thì không thể làm được chức năng truyền tải những giá trị kiến thức nhân văn cho thế hệ trẻ.
Tuy nhiên, thực tế trong giáo dục hiện nay chúng ta coi trọng dạy chữ mà lơ là việc dạy người; coi trọng số lượng hơn là chất lượng dẫn đến một số vụ việc đáng tiếc xảy ra liên quan đến giá trị văn hóa, đạo đức. Điều đó cảnh báo về sự suy giảm đạo đức của một bộ phận nhỏ trong giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh và làm ảnh hưởng đến môi trường giáo dục trong nhà trường, làm giảm uy tín, chất lượng giáo dục. Vì vậy, xây dựng quy tắc ứng xử văn hóa trong trường học là hết sức cần thiết. Nó là nền tảng, là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của nhà trường. Việc xây dựng quy tắc ứng xử văn hóa trong trường học có thành công hay không là do sự đoàn kết, hợp tác của mỗi thành viên trong nhà trường.
Xuất phát từ những lí do trên và kinh nghiệm của bản thân, tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Biện pháp xây dựng quy tắc ứng xử văn hóa trong trường Tiểu học” với mong muốn nghiên cứu tổng kết rút kinh nghiệm; tìm ra những vấn đề cần giải quyết và xác định những biện pháp để xây dựng quy tắc ứng xử văn hóa trong trường học nhằm trao đổi kinh nghiệm trong công tác quản lý chỉ đạo tại nhà trường, giúp cho việc thực hiện nhiệm vụ năm học 2017 - 20178 đạt kết quả cao.
Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và tìm hiểu thực tế để có biện pháp xây dựng quy tắc ứng xử văn hoá trong trường tiểu học nhằm tạo điều kiện cho nhà trường phát triển.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Nâng cao nhận thức cho cán bộ - giáo viên - nhân viên - học sinh - cha mẹ học sinh nhà trường ý thức được sự cần thiết phải xây dựng quy tắc ứng xử văn hóa. Thay đổi quan niệm, cách nghĩ, thói quen của mọi thành viên trong nhà trường theo hướng tích cực. Mong muốn cho nhà trường phát triển bền vững, tạo được lòng tin yêu của học sinh, cha mẹ học sinh, xã hội. Hướng tới xây dựnng nhà trường thành một trung tâm văn hóa, giáo dục rèn luyện con người về lý tưởng, phẩm chất, nhân cách, lối sống.
Link tải bản đầy đủ: Tải xuống