Skkn 5-6 tuổi, skkn trẻ 5-6 tuổi, Sáng kiến kinh nghiệm 5-6 tuổi mới nhất,...
Skkn Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi tự tin hơn khi ở trên lớp (năm 2021)
Link tải file word đầy đủ ở cuối trang.
Cha mẹ nào sinh con ra cũng mong con mình được khỏe mạnh, thông minh và cố gắng tạo điều kiện tốt nhất để con phát triển. Song do sự phát triển của xã hội nên trẻ đã được gửi tới trường Mầm non để học tập nhằm giúp cha mẹ, các bậc phụ huynh làm việc, tham gia vào lao động xã hội. Điều này cho thấy thời gian trẻ hoạt động cùng cô và các bạn ở trường rất lâu, bằng 2/3 số thời gian trẻ thức trong ngày. Vậy làm thế nào để giúp trẻ sống ở trường cùng các bạn bè mà trẻ có nề nếp, ngoan ngoãn, hiểu biết mà vẫn hồn nhiên, mạnh dạn, linh hoạt như ở gia đình, đó là nhiệm vụ rất khó khăn của một giáo viên phụ trách nhóm lớp.
Thông thường giáo viên tuy đã biết về sự cần thiết phải xây dựng, phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ phù hợp với việc phát triển tâm sinh lý lứa tuổi nhưng trong thực tế hầu hết giáo viên hay chú trọng tới việc rèn nề nếp lớp, nề nếp trẻ để luôn trật tự, yên tĩnh, ngoan ngoãn. Song mặt trái của việc đó là trẻ mất đi sự tự tin, mạnh dạn, sáng tạo của bản thân và chính điều này đã ảnh hưởng rất lớn ở trường phổ thông sau này.
Năm học 2020-2021 được sự phân công của ban giám hiệu nhà trường tôi được chủ nhiệm lớp 5-6 tuổi với tổng số học sinh là 22 cháu trong số đó tất cả số học sinh đều là học sinh mới mà năm nay tôi đón nhận. Khi bắt đầu đón trẻ tôi cũng gặp rất nhiều khó khăn như phụ huynh chưa hiểu cô giáo nên còn lo lắng e ngại khi gửi con cho cô, một số trẻ những buổi đầu tới lớp còn khóc và không muốn đi học, các bạn ấy cứ đòi về và đòi học cô giáo cũ… Khi tham gia các hoạt động trên lớp các con rất nhút nhát và thậm chí còn không chú ý khi tham gia vào các hoạt động. Để khắc phục vấn đề này tôi đã đưa ra một số biện pháp cụ thể để thực hiện để giúp trẻ phát triển được tính hồn nhiên, chủ động, mạnh dạn, tự tin đúng như lứa tuổi của trẻ.
Làm thế nào để giúp trẻ sống trong một tập thể đông đúc có nề nếp, ngoan ngoãn, hiểu biết mà vẫn hồn nhiên, mạnh dạn, linh hoạt đó là nhiệm vụ rất khó khăn của một số giáo viên phụ trách nhóm lớp. Bản thân tôi là một giáo viên vào trường cũng đã lâu nên có nhiều băn khoăn suy nghĩ. Để khắc phục vấn đề này tôi đề ra một số biện pháp cụ thể, yêu cầu giáo viên thực hiện để giúp các cháu phát triển được tính hồn nhiên, chủ động, mạnh dạn, tự tin đúng theo lứa tuổi của mình. Vì thế tôi đã quyết định chọn đề tài “ Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi tự tin hơn khi ở trên lớp”
Xuất phát từ thực tiễn dạy trẻ tôi nhận thấy việc giúp trẻ tự tin là rất cần thiết. Tự tin là một đức tính tốt đẹp của con người, là sự tin tưởng vào chính bản thân mình, tin vào khả năng và những hành động của chính mình. Tin tưởng sẽ giúp cho bạn có thể giành được kết quả một cách nhanh và chắc chắn nhất. Cũng như sự kiên nhẫn, lòng bao dung thì tự tin cũng cần phải có một quá trình rèn luyện. Sự tự tin nói thì dễ nhưng không phải ai cũng có thể có được, đó sẽ là sự khác biệt giữa mọi người. Giống như là một đứa trẻ lúc nhỏ thì được cha mẹ yêu thương và bảo bọc, khi lớn hơn một chút thì thường khích lệ chúng phải tự tin, để làm gì đây, đương nhiên là muốn cho chúng có được sự thành công trong tương lai.Vậy chúng ta mới thấy được rằng đức tính tự tin hoàn toàn cần thiết đối với mỗi con người và cần thiết phải rèn luyện hằng ngày.
Đưa ra một số biện pháp giúp trẻ tự tin hơn cũng là một phần quan trọng trong nội dung giáo dục trẻ, đó là khâu đầu tiên hình thành kĩ năng giao tiếp, ứng xử hòa nhập trong cuộc sống của lứa tuổi mầm non. Từ những thực tế trên lên tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài" Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi tự tin hơn khi ở trên lớp”
Muốn trẻ giao tiếp mạnh dạn, tự tin cho trẻ mẫu giáo thì trước hết bản thân cô cần phải có kỹ năng giao tiếp tốt như: Kỹ năng thiết lập mối quan hệ trong giao tiếp, kỹ năng cân bằng nhu cầu của bản thân và đối tượng giao tiếp, kỹ năng nghe, kỹ năng làm chủ cảm xúc và hành vi, kỹ năng tự kiềm chế bản thân và kiểm tra đối tượng giao tiếp, kỹ năng diễn đạt ngắn gọn, mạch lạc, dễ hiểu, xử lý linh hoạt, mềm dẻo, kỹ năng điều khiển quá trình giao tiếp. Đặc biệt cô giáo phải hiểu rõ kiểu giao tiếp của người lớn với trẻ: Vì giao tiếp là hai chiều, vì trẻ đáp ứng khác nhau với cách mà người lớn giao tiếp với trẻ, vì người lớn nên làm gương cho trẻ, vì thay đổi hành vi, cách giao tiếp của người lớn dễ hơn là thay đổi trẻ.
Trong quá trình nghiên cứu tôi đã sử dụng và đưa ra một số biện pháp để giúp trẻ mẫu giáo giao tiếp tự tin, mạnh dạn hơn. Từ đó, giúp trẻ tham gia tích cực các hoạt động, chủ động giao tiếp với cô giáo, với bạn, trẻ biết làm chủ cảm xúc và hành vi và kiềm chế bản thân... Đặc biệt hình thành kỹ năng giáo dục văn hoá trong giao tiếp cho trẻ ngay từ lứa tuổi mầm non.
Link tải file word đầy đủ: Tải xuống