SKKN một số biện pháp chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ 5 - 6 tuổi vào lớp 1

  


Trẻ mầm non hoạt động vui chơi là chủ đạo, học mang tính chất “Học mà chơi, chơi mà học”, trẻ rất hiếu động tò mò, ham muốn học hỏi, tìm hiểu khám phá thế giới xung quanh mình, trẻ thực sự học trong khi chơi để lĩnh hội các khái niệm ban đầu hoặc các tri thức tiền khoa học. Đặc biệt, với trẻ mẫu giáo lớn các yếu tố của hoạt động học tập đã xuất hiện nhưng mới ở dạng sơ khai. Trong mỗi một giai đoạn phát triển, ở mỗi một lứa tuổi trẻ đều mang những đặc điểm đặc trưng, sự phát triển của trẻ trong một giai đoạn nhất định vừa là kết quả của giai đoạn trước đó vừa là tiền đề cho bước phát triển của giai đoạn tiếp theo. Vào lớp 1 là một bước ngoặt khá lớn trong cuộc đời của mỗi đứa trẻ, đang từ cuộc sống khá thoải mái về mặt thời gian cũng như tinh thần, bé phải chuyển qua một môi trường đòi hỏi trẻ “làm việc” một cách thực sự, phải tập trung chú ý trong cả một tiết học dài đó là một việc không hề đơn giản với trẻ. Chính vì thế việc chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp 1 là quá trình lâu dài, quá trình này bắt đầu xuất hiện từ những tháng ngày tuổi nhà trẻ cho đến khi đủ điều kiện vào lớp 1 và chỉ có ở trường mầm non mới thực hiện được điều này, mới giúp trẻ làm quen với các hoạt động học tập, thể lực, lao động, mối quan hệ xã hội. Trong quá trình đó giáo viên mầm non giữ vai trò chủ đạo, là người tổ chức, hướng dẫn, điều khiển mọi hoạt động có mục đích học tập, giúp trẻ phát triển thể lực, nhận thức, ngôn ngữ , tư duy, thẩm mỹ, kỹ năng, giao tiếp, từng bước giúp trẻ nhận thức và hòa nhập dần với cách sinh hoạt và phương pháp dạy học của giáo viên lớp 1 nhằm giúp trẻ không bị bỡ ngỡ, lo lắng, sợ sệt và trẻ sẽ tiếp thu kiến thức ở trường Tiểu học một cách tốt nhất.


Để thực hiện được điều đó, nhà trường và gia đình cùng phối hợp để chăm sóc và giáo dục trẻ một cách tốt nhất. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh và một số giáo viên đã sai lầm cho rằng chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 là dạy cho trẻ biết đọc, biết viết, biết làm toán làm ảnh hưởng đến tâm lý và kết quả học tập của trẻ. Xuất phát từ lý do trên, với nhiều năm kinh nghiệm liên tục dạy lớp mẫu giáo 5-6 tuổi, nắm bắt được tâm sinh lý của trẻ, tâm lý của chính các bậc phụ huynh là cha mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức của trẻ, tôi nhận thấy việc chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo lớn vào lớp 1 là vô cùng cần thiết và quan trọng và thực hiện được mục đích đầu tiên của Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi, vì vậy tôi đã chọn Sáng kiến: “Một số biện pháp chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ 5- 6 tuổi vào lớp 1” làm sáng kiến kinh nghiệm.

Điểm mới của sáng kiến:

Sáng kiến Một số biện pháp chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ 5- 6 tuổi vào lớp 1” là giải pháp cải tiến và rất mới. Qua nghiên cứu, tìm hiểu từ những mong muốn của trẻ trong cuộc sống hàng ngày nhằm tìm ra những biện pháp hữu hiệu nhất để nâng cao hơn nữa chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ 5- 6 tuổi trong trường mầm non. Giúp trẻ có những tâm thế vững vàng cơ bản phù hợp với độ tuổi mẫu giáo. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm nghề nghiệp cho tôi cũng như các đồng nghiệp khác, giúp tôi nắm vững chuyên môn nghiệp vụ hơn. Thông qua các giải pháp giúp cho giáo viên có dịp trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm với các bạn đồng nghiệp về hình thức tổ chức giờ học mang tính sáng tạo và đạt kết quả cao hơn, tạo lòng tin đối với các bậc phụ huynh. Những kinh nghiệm này rất dễ thực hiện và đạt hiệu quả cao. Bên cạnh việc đạt được mục tiêu giáo dục đề ra tôi còn tích luỹ thêm được nhiều kỹ năng, kinh nghiệm mới. Với mong muốn sẽ có một số đóng góp mới giúp cho hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ đạt được mục tiêu phát triển về mọi mặt: Đức - Trí - Thể - Mỹ.

...

Link tải file word đầy đủ: TẢI XUỐNG

Mới hơn Cũ hơn

Giáo trình đại học-Cao đẳng