Skkn một số biện pháp và hình thức tổ chức hoạt động phát triển vận động cho trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng

 



Skkn một số biện pháp và hình thức tổ chức hoạt động phát triển vận động cho trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng
 
Theo các nhà tâm lý học và các nhà nghiên cứu khoa học thì vận động là một trong số những điều kiện quan trọng nhất cho sự phát triển tâm lý và thể chất của trẻ nhỏ. Vận động là nhu cầu tự nhiên của cơ thể, đặc biệt là đối với cơ thể đang phát triển của trẻ mầm non.

Ngày nay khoa học đã chứng minh được rằng: phần lớn những trẻ ít vận động thì các vận động phức hợp và các chức năng thần kinh thực vật thường kém phát triển, hoạt động hệ tuần hoàn và hệ hô hấp bị hạn chế, khả năng lao động chân tay bị giảm sút, trọng lượng cơ thể tăng nhanh. Ngoài ra những trẻ ít vận động còn có khả năng hay mắc các bệnh về đường hô hấp. Những nghiên cứu của nhà khoa học N.M Selovano và M.IU.Kixchiacovxkaia đã chứng minh trẻ càng thực hiện đa dạng các vận động bao nhiêu thì lượng thông tin được chuyển về não bộ càng nhiều bấy nhiêu và chính điều đó đã thúc đẩy trí tuệ một cách mạnh mẽ. Chế độ vận động của trẻ được tổ chức một cách đúng đắn sẽ góp phần không nhỏ vào quá trình hình thành các phẩm chất nhân cách quan trọng như tính tích cực, tự lực, lòng dũng cảm, tính cẩn thận, trung thực… Thực tế hiện nay trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ mầm non, nhiệm vụ phát triển vận động cho trẻ được tổ chức thông qua nhiều hình thức phong phú như hoạt động thể dục, thể dục sáng, trò chơi vận động, hoạt động ngoài trời…nhưng nhiều giáo viên vẫn chưa thực sự nắm được nhu cầu vận động của trẻ cả về lượng cũng như cường độ vận động cụ thể như việc tổ chức thực hiện phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố: lứa tuổi, giới tính, mùa trong năm, thời gian trong ngày.

Năm học 2017- 2018, được sự chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường, tôi được phân công phụ trách lớp nhà trẻ 24- 36 tháng. Qua việc tổ chức cho trẻ tham gia vào các hoạt động, tôi thấy kỹ năng vận động của trẻ trong lớp tôi còn hạn chế, các cháu tham gia vận động còn nhút nhát, chưa hứng thú, đặc biệt ở lứa tuổi này nhu cầu vận động như: đi, bò, chạy, nhảy…là rất thiết yếu. Vì nếu không được đáp ứng đầy đủ thì trẻ khó có thể phát triển bình thường. Điều đó làm tôi trăn trở và vấn đề đặt ra với tôi lúc này là cần phải tìm hiểu rõ nhu cầu vận động của trẻ để tìm ra những biện pháp phát triển vận động một cách tích cực và hiệu quả giúp trẻ có cơ thể khoẻ mạnh góp phần hoàn thiện nhân cách. Xuất phát từ những lí do trên tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp và hình thức tổ chức hoạt động phát triển vận động cho trẻ nhà trẻ 24-26 tháng” để viết sáng kiến kinh nghiệm:

Điểm mới của đề tài:

Trong thời đại ngày nay, khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão, công cuộc xây dựng quê hương đổi mới từng ngày, vì vậy tri thức giảng dạy ở trong nhà trường phải là những kiến thức cơ bản, hiện đại, sát thực tiễn, dùng làm chìa khóa để mở cánh cửa khoa học, là cái vốn mà thế hệ trẻ có thể vận dụng vào cuộc sống tiếp tục học lên, tự bồi dưỡng và tiếp thu các quá trình đào tạo tiếp theo trong suốt cuôc đời . Vậy việc trang bị những kiến thức phổ thông cho các cháu là một việc làm vô cùng quan trọng nhằm góp phần xây dựng đất nước phồn vinh.

Phát triển thể chất là một trong những nội dung giáo dục quan trọng của nhà trường nhằm đào tạo thế hệ trẻ Việt Nam phát triển trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần và trong sáng về đạo đức.

Trong quá trình giáo dục thể chất cho trẻ mầm non, các nhiệm vụ giáo dục thể chất được hoàn thành bằng các hình thức khác nhau. Hình thức giáo dục thể chất ở trường mầm non là sự tổng hợp giáo dục về những hoạt động vận động nhiều dạng của trẻ, mà cơ bản là tính tích cực vận động của chúng. Sự tổng hợp những hình thức đó tạo nên một chế độ vận động nhất định, cần thiết cho sự phát triển đầy đủ về thể chất và củng cố sức khỏe cho trẻ. Ở trường mầm non sử dụng hình thức giáo dục thể chất qua các tiết học thể dục. Từ đó sẽ giúp nâng cao chất lượng phát triển thể chất cho trẻ đặc biệt là trẻ 24 - 36 tháng trong trường mầm non.

Thể dục sáng và các tiết thể dục được tiến hành với tất cả các độ tuổi , nhưng trong các hình thức đó đòi hỏi giáo viên phải chọn lọc những bài tập vận động và phương pháp tiến hành với từng độ tuổi nhất định. Ngoài ra giáo viên cần chú ý hướng đến việc giáo dục trí tuệ, cảm xúc, điều khiển hành vi vận động ở trẻ, giúp trẻ hiểu được ý nghĩa của nhiệm vụ do giáo viên đề ra và tích cực vượt qua khó khăn xuất hiện trong hoạt động của mình.

Đặc biệt phát triển thể chất đóng vai trò rất cao, nó giúp cho trẻ luôn có một thể lực tốt và cơ thể khỏe mạnh để tham gia vào tất cả các hoạt động của trẻ ở trường mầm non. Nếu như­ trẻ đư­ợc ng­ười lớn chăm sóc nuôi d­ưỡng tốt ngay từ đầu, ngay từ khi rất nhỏ thì khi trẻ mới đư­ợc vào trư­ờng mầm non thì trẻ luôn đ­ược khoẻ mạnh thông minh, hồn nhiên, ít ốm đau. Tạo điều kiện cho trẻ làm quen với môi trư­ờng xung quanh cũng là tiền đề tốt cho trẻ b­ước vào ng­ưỡng cửa của tr­ường tiểu học.

Việc nâng cao chất lượng giáo dục phát triển thể chất cho trẻ 24 - 36 tháng là rất cần thiết và liên tục đã trải qua nhiều năm, nhiều ngư­ời thực hiện. Thế như­ng ở mỗi địa phương thì việc nâng cao chất lượng phát triển thể chất cho trẻ 24 - 36 tháng có sự khác nhau. Việc nâng cao chất lượng phát triển thể chất cho trẻ 24 - 36 tháng luôn được xác định và xúc tiến ngay từ đầu những năm học, nh­ưng kết quả vẫn chư­a đ­ược nh­ư kế hoạch đề ra. Vì vậy là một giáo viên phụ trách nhóm 24 - 36 tháng thì tôi cũng muốn sẽ tìm ra biệp pháp thích hợp để nâng cao chất lượng giáo dục phát triển thể chất cho trẻ 24 - 36 tháng và đạt hiệu quả và đây cũng là nhiệm vụ nóng bỏng, không chỉ riêng cán bộ quản lý mà còn là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của giáo viên kết hợp với giáo viên trong tổ đang trực tiếp chăm sóc nuôi d­ưõng và giáo dục trẻ.
...
Link tải file word đầy đủ: TẢI XUỐNG

Mới hơn Cũ hơn

Giáo trình đại học-Cao đẳng