Skkn Phương pháp rèn luyện kĩ năng giúp học sinh lớp 2 viết đúng chính tả (nghe-viết)
PHẦN A. MỞ ĐẦU
1. Thực trạng của vấn đề:
Trong chương trình Tiểu học, Tiếng Việt là một môn học quan trọng. Chính tả là một trong sáu phân môn của môn Tiếng Việt. Chính tả giúp học sinh hình thành năng lực và thói quen viết đúng chính tả, nói rộng hơn là năng lực và thói quen viết đúng Tiếng Việt văn hóa, Tiếng Việt chuẩn mực. Viết đúng chính tả mới đảm bảo cho người viết và đọc hiểu thống nhất về nội dung và thể hiện được ý nghĩ, tình cảm của mình với nội dung đã viết.
Vì vậy, ở Tiểu học phân môn chính tả có vị trí rất quan trọng. Bởi vì ở bậc Tiểu học là giai đoạn then chốt trong quá trình hình thành kĩ năng chính tả cho học sinh. Càng quan trọng hơn đối với học sinh lớp 2. Chính tả (nghe - viết) là bước khởi đầu nghe thầy đọc bằng lời, viết lại thành chữ, tạo thành tiếng, câu, đoạn và bài…. Đây là bước đột phá mới của các em. Bởi các em học lớp 1 chỉ nhìn từng chữ rồi viết lại mà thôi.
Ngoài ra, dạy chính tả còn có nhiệm vụ kết hợp luyện tập chính tả, với việc rèn luyện cách phát âm, củng cố nghĩa của từ, trau dồi về ngữ pháp Tiếng Việt, góp phần phát triển một số thao tác tư duy. Dạy chính tả còn bồi dưỡng một số đức tính, thái độ, tác phong làm việc chính xác, óc thẩm mỹ, lòng tự trọng và tinh thần trách nhiệm. Bồi dưỡng các em lòng yêu quí tiếng Việt và chữ viết tiếng Việt.
1.1. Đối với chương trình sách giáo khoa
Trong chương trình Tiểu học, tính chất của phân môn chính tả là tính thực hành. Chỉ có thể hình thành kĩ năng, kĩ xảo chính tả cho học sinh thông qua việc thực hành, luyện tập. Các đơn vị kiến thức, các quy tắc chính tả mang tính chất lí thuyết không được bố trí trong tiết dạy riêng mà dạy lồng trong hệ thống bài tập chính tả.
Nội dung bài tập chính tả sách giáo khoa vừa thừa lại vừa thiếu đối với học sinh ở một địa phương nào đó. (Lỗi phát âm ở địa phương này thì thừa, nhưng ở địa phương khác thì lại thiếu).
Mỗi tiết chính tả đều có phần bài tập, thời gian dành cho giáo viên hướng dẫn và đọc cho học sinh nghe - viết trong một tiết còn khiêm tốn. Đa phần giáo
viên lồng ghép dạy trong các tiết tập đọc, tập làm văn,….Chính vì vậy, việc giúp học sinh lớp 2 viết đúng chính tả (nghe - viết) là một vấn đề rất khó khăn.
- Hầu hết các em vừa hoàn thiện chương trình lớp 1, vừa thoát khỏi giai đoạn học vần, các em chưa hiểu hết vị trí, tầm quan trọng, tác dụng của phân môn chính tả nên chưa dành thời gian thích đáng đầu tư cho kiến thức này.
- Các em chỉ mới nhìn bảng, sách giáo khoa chép lại bài mà thôi. Giờ lại phải vừa nghe, vừa nhớ, vừa nhẩm và viết lại tránh sao khỏi lúng túng hay thụ động. Từ đó tỏ ra vẻ yếu kém, thiếu tự tin.
- Một số em chưa đọc thông, viết thạo cũng dẫn đến việc viết lệch lạc, sai sót, hoặc không thực hiện hết yêu cầu bài viết.
- Một số học sinh nói - viết còn theo tiếng địa phương, chưa nắm vững quy tắc chính tả dẫn đến việc lơ là, thiếu tích cực trong giờ học.
1.3. Đối với giáo viên
Giáo viên là một trong những nhân tố cần được xem xét trong quá trình dạy học, là yếu tố phần lớn quyết định sự thành công trong dạy - học. Khi nghiên cứu đề tài này, tôi nhận thấy thực trạng về giáo viên như sau:
- Một số giáo viên ít đầu tư thời gian cho việc nghiên cứu sâu sắc các kiến
thức dạy chính tả cho học sinh, đa phần chỉ lệ thuộc vào đáp án trong sách hướng dẫn vì thế cũng chưa gây được hứng thú học tập cho học sinh.
- Chưa chú trọng đến việc luyện phát âm, viết đúng mẫu chữ cho bản thân cũng như cho học sinh.
- Phân loại rõ rệt việc mắc lỗi thường xuyên về qui luật chính tả hay phát âm của giáo viên đối với từng đối tượng học sinh còn lơ là, sợ cháy giáo án.
- Hướng dẫn giải bài tập theo trình tự sách giáo khoa không đảm bảo thời gian, phương pháp giải bài tập một chiều, khô khan chưa phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh.
- Cách dạy của giáo viên còn đơn điệu, ít tìm tòi cái mới, ít tìm phương pháp gây hứng thú cho các em trong giờ học. Điều này ảnh hưởng không tốt đến cách học và khả năng tiếp thu bài của học sinh.
Thực tế ở trường, phần lớn giáo viên luôn học hỏi, tìm tòi, suy nghĩ, tích cực nâng cao kiến thức của mình để dạy cho học sinh. Đặc biệt là dạy chính tả (nghe - viết) cho học sinh lớp 2 nhưng kết quả vẫn còn hạn chế. Vì điều kiện và khả năng có hạn, tôi mạnh dạn xin trình bày kết quả nghiên cứu của mình thông qua đề tài Phương pháp rèn luyện kĩ năng giúp học sinh lớp 2 viết đúng chính tả (nghe-viết).
2. Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp mới:
2.1. Ý nghĩa:
Giải pháp mới của đề tài giúp học sinh đọc thông, viết thạo, nhận biết được vẻ đẹp của Tiếng Việt, chữ viết Tiếng Việt. Đề tài này còn có ý nghĩa hình thành kĩ năng chính tả. Nói rõ hơn, giúp học sinh hình thành năng lực và thói quen viết đúng chính tả. Đặc biệt là giúp các em có một vốn kiến thức sâu sắc, chính xác về tiếng, từ, câu…vận dụng kiến thức này một cách linh hoạt trong học tập và trong đời sống hằng ngày.
2.2. Tác dụng của giải pháp mới:
Đề tài sẽ giúp cho học sinh nắm vững chắc các kiến thức về âm, vần, từ và câu…không nhầm lẫn các âm đầu, âm cuối, các vần, các dấu thanh trong tiếng, từ, nhận định đúng tiếng trong từ, từ trong câu…Các em sẽ phân biệt đúng các tiếng có âm đầu là s hay x, là gi hay d, …các tiếng có âm cuối là t hay c; có g hay không có g, v.v…Cách đọc, cách viết, cách sửa như thế nào là một điều cơ bản, giúp học sinh viết đúng từ, câu và đúng văn bản. Rèn luyện cho học sinh hiểu về từ, câu và văn bản đã viết một cách sâu sắc để các em vận dụng một cách linh hoạt trong các môn học khác cũng như trong cuộc sống xã hội.
3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Chủ yếu trong nội dung chương trình phân môn chính tả (nghe - viết) lớp 2 và đặc biệt là những kiến thức của môn Tiếng Việt nhằm cung cấp cho học sinh cái nhìn sâu sắc về tiếng, từ và câu,… cách sử dụng tiếng, từ và câu thành thạo, nhuần nhuyễn, chính xác trong khi đọc, khi viết và trong mọi hoàn cảnh.
II. Phương pháp tiến hành:
1. Cơ sở lí luận và thực tiễn:
1.1. Cơ sở lí luận:
Một học sinh có thể xem là biết đọc, biết viết, xong khi viết em không thể biết mình viết đúng hay chưa. Bởi lẽ em chưa xác định được cách viết đúng (đúng chính tả) bằng sự tiếp nhận chính xác âm thanh của lời nói. Chính tả thực chất là cách viết đúng theo cách phát âm phổ biến của Tiếng Việt dựa trên cơ sở của từ. Nói cách khác, giữa cách đọc và cách viết thống nhất với nhau. Đọc như thế nào, viết như thế ấy.
Chính vì vậy, việc viết đúng chính tả hết sức quan trọng. Nó không chỉ giúp học sinh thể hiện đúng, đầy đủ và hay ý tưởng của mình. Nó còn làm cho người đọc, người nghe hiểu được điều các em muốn bày tỏ. Nó còn giúp cho suy nghĩ của học sinh ngày càng sâu sắc và có hệ thống. Viết đúng chính tả là một nhân tố quan trọng góp phần hình thành kiến thức và thể hiện kiến thức một cách có hệ thống cho học sinh. Chính vì vậy, việc giúp học sinh viết đúng chính tả là một vấn đề hết sức quan trọng.
1.2. Cơ sở thực tiễn:
Trong nhiều năm qua, việc dạy chính tả cho học sinh lớp 2 viết đúng chính tả là một vấn đề không đơn giản. Qua thực tế giảng dạy, tôi đã gặp không ít khó khăn. Việc hướng dẫn, rèn luyện cho học sinh phát âm đúng, đọc trôi chảy, chú ý lắng nghe, viết đúng chính tả còn mang tính chất máy móc, chưa sâu sắc, chưa mở rộng cho các em nắm sâu kiến thức chính tả. Về phía học sinh thì mới hoàn thiện chương trình lớp 1, các em mới đọc trơn được bài tập đọc ngắn, nhìn bảng hoặc sách giáo khoa chép lại bài, các em chưa có thói quen nghe thầy đọc, nhớ, nhẩm rồi viết lại bằng chữ cho đúng. Đây là bước khởi đầu bỡ ngỡ và cũng không ít khó khăn cho học sinh. Bên cạnh bài viết còn có một số bài tập, giúp học sinh luyện tập thêm, nhằm củng cố khắc sâu kiến thức và hình thành kĩ năng chính tả. Học sinh chỉ biết viết, sửa lỗi, làm bài tập… mà không hiểu tại sao phải làm như vậy, học sinh không có hứng thú trong học tập. Do vậy, việc hướng dẫn, rèn luyện học sinh lớp 2 viết đúng chính tả (nghe-viết) là một vấn đề trăn trở cho các giáo viên và ngay cả bản thân tôi.
Từ những lí do khách quan và chủ quan trên, thông qua việc học tập và giảng dạy trong những năm qua, tôi đã chọn đề tài này để nghiên cứu sâu hơn về cách hướng dẫn, rèn luyện kĩ năng viết đúng chính tả (nghe-viết) cho học sinh lớp 2 nhằm tìm ra được phương pháp, hình thức tổ chức phù hợp nhất, vận dụng tốt nhất cho quá trình giảng dạy.
LInk tải file word đầy đủ: Tải xuống