Khotailieuonthi247.com tổng hợp và chia sẻ miễn phí đến thầy cô Giáo án ngữ văn 8 học kì 2 theo công văn 4040.
Link tải file word đầy đủ 219 trang ở cuối trang.
CHỦ ĐỀ THƠ MỚI TÍCH HỢP KIẾN THỨC CÂU NGHI VẤN.
A . MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Phẩm chất: Biết quan tâm đến người thân, trân trọng con người. Biết nhường nhịn, vị tha; biết yêu mến cảm thông, chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, tình yêu thương đối với những người xung quanh cũng như với các nhân vật trong tác phẩm, tôn trọng sự khác biệt về hoàn cảnh, văn hóa, biết tha thứ, độ lượng với người khác. Biết tôn trọng những giá trị văn hoá tinh thần cao đẹp của dân tộc. Có trách nhiệm, nghiêm túc trong tìm hiểu, học tập.
2. Năng lực:
+ Năng lực chung: Tự học, giao tiếp, sáng tạo.
+ Năng lực chuyên biệt: đọc - hiểu văn bản, phân tích chi tiết, hình ảnh, nhận xét nghệ thuật, cảm thụ tác phẩm văn học.
Qua bài học, HS biết:
a. Đọc hiểu:
- Hiểu được thông điệp, tư tưởng, tình cảm, và thái độ của tác giả
- Nhận biết và phân tích được tác dụng của một số yếu tố hình thức và biện pháp nghệ thuật của thể loại thơ trữ tình
- Biết được sơ giản về phong trào thơ mới
- Hiểu được chiều sâu tư tưởng yêu nước thầm kín của lớp thế hệ tri thức Tây học chán ghét thực tại, vươn tới cuộc sống tự do.
- Nhận biết được hình tượng nghệ thuật độc đáo, có nhiều ý nghĩa của bài thơ Nhớ rừng.
- Nhận biết được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi gắm đến người đọc
- Nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết qua phương tiện ngôn ngữ
- Liên hệ được nội dung nêu trong VB với những vấn đề của xã hội trung đại
b. Viết
- Biết viết bài văn đảm bảo các bước: chuẩn bị trước khi viết (xác định đề tài, mục đích, thu thập tư liệu); tìm ý và lập dàn ý; viết bài; xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm
- Viết được bài văn phân tích một tác phẩm văn học: nêu được chủ đề; dẫn ra và phân tích được tác dụng của một vài nét đặc sắc nghệ thuật được dùng trong tác phẩm
c. Nói và nghe
- Trình bày được ý kiến cá nhân về các vấn đề phát sinh trong quá trình học tập.
- Nắm bắt được nội dung chính mà nhóm đã trao đổi, thảo luận và trình bày lại được nội dung đó
- Nghe tóm tắt được nội dung thuyết trình của người khác và nhận biết được tính hấp dẫn của bài trình bày; chỉ ra được những hạn chế (nếu có) của bài .
B. PHÂN PHỐI THỜI LƯỢNG CÁC BÀI HỌC:
Kỹ năng | Đọc | Viết | Nói- nghe |
Thời lượng | 4 | 1 | 4 |
C. PHƯƠNG TIỆN VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Phương tiện dạy học:
- Máy tính, máy chiếu, bộ loa.
- Bài soạn
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, phiếu học tập
2. Hình thức tổ chức dạy học:
- Dạy học cá nhân, nhóm, cả lớp;
- HS thuyết trình, giới thiệu, trao đổi thảo luận...
D. THIẾT KẾ BÀI HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra nội dung tiết học trước.
3. Bài mới:
Yêu cầu cần đạt và kết quả dự kiến | Hoạt động của GV và HS | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
ĐỌC HIỂU (4 TIẾT) | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
A. ĐỌC HIỂU VB "NHỚ RỪNG"- THẾ LỮ | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
I. Hoạt động khởi động và tạo tâm thế | GV tổ chức trò chơi: Đuổi hình bắt chữ. Có 4 hình ảnh tương ứng với 4 câu chuyện/ tác phẩm. Em hãy đoán đó là tác phẩm nào? - HS quan sát, đoán tên văn bản tương ứng với các hình ảnh: Con cáo và tổ ong Con sói và bầy cừu Thỏ và rùa Ca dao về con cò GV: Giới thiệu: Mượn hình ảnh loài vật để giáo dục hoặc truyền tải một thông điệp nào đó là cách dùng quen thuộc trong các tác phẩm văn học. Thế Lữ cũng chọn cách này, thông qua hình tượng con hổ bị giam cầm để để bày tỏ nỗi niềm của mình trong bài thơ "Nhớ rừng". Đây cũng chính là nội dung tiết học của chúng ta ngày hôm nay. | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
II. Tiếp xúc văn bản: 1. Đọc. 2. Chú thích: a. Tác giả - Thế Lữ ( 1907 - 1989) - Tên khai sinh là Nguyễn Thứ Lễ - Quê ở Bắc Ninh. - Là nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào thơ mới. - Hồn thơ dồi dào, giàu cảm xúc lãng mạn. => Thế Lữ là người cắm ngọn cờ chiến thắng cho thơ mới. b. Tác phẩm * Xuất xứ, hoàn cảnh ra đời - Viết năm 1934, in trong tập “Mấy vần thơ” xuất bản 1935. - Bài thơ được khơi nguồn từ 1 lần đi chơi vườn bách thú (HN). Tác giả mượn lời con Hổ bị nhốt trong vườn bách thú để nói đầy đủ tam sự u uất của 1 lớp người, 1 thế hệ những năm 1930, bất hòa với cuộc sống thực tại -> Là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất của Thế Lữ, góp phần mở đường cho sự thắng lợi của thơ mới. - PTBĐ: biểu cảm - Thể thơ: 8 chữ * Bố cục - Phần 1: Đoạn 1 + 4: H/ ả con hổ ở vườn bách thú - Phần 2: Đoạn 2 + 3: Hình ảnh con hổ trong chốn giang sơn hùng vĩ. - Phần 3: Đoạn 5: Nỗi khao khát “giấc mộng ngàn” của con hổ. | - GV cho hướng dẫn hs đọc toàn bộ văn bản + Đoạn 1 + 4 đọc với giọng buồn, ngao ngán, bực bội, u uất. + Đoạn 2,3,5: Giọng vừa háo hức vừa tiếc nuối... + Bên cạnh đó cần đọc nhấn giọng ở những từ ngữ miêu tả, những từ ngữ bộc lộ tâm trạng, chú ý đọc liền mạch những câu thơ vắt dòng (câu thơ bắc cầu). - Đọc mẫu H đọc tiếp-> Gọi 2 - 3 học sinh đọc bài thơ. - Gv yêu cầu học sinh nêu ấn tượng nổi bật về văn bản - Gv hướng dẫn học sinh tìm hiểu từ ngữ khó. Trao đổi với các bạn bên cạnh về những từ ngữ mình không hiểu hoặc chưa hiểu bằng cách dự đoán nghĩa của từ trong ngữ cảnh, có thể tham khảo phần chú thích trong sách giáo khoa. GV chiếu chân dung Thế Lữ và yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm đôi: Giới thiệu vài nét về nhà thơ Thế Lữ? GV tổ chức cho học sinh tìm hiểu thông qua phiếu học tập số 1: GV tổ chức cho học sinh tìm hiểu thông qua phiếu học tập số 2: | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
III. Đọc hiểu chi tiết văn bản 1. Khối căm hờn và niềm uất hận: Gậm một khối căm hờn Ta nằm dài.. Giương mắt bé... Chịu ngang bầy... Bằng động từ "Gậm" và cụm danh từ chuyển thành tính từ trừu tượng "Khối căm hờn"-> Một sự mở đầu đột ngột, thảng thốt - Miêu tả tâm trạng và hành động bứt phá trong nỗi uất ức vì mất tự do của Chúa sơn lâm, tạo thi hứng cho tòan bài. -> Nỗi khổ không được hoạt động, bị bó hẹp trong không gian tù túng. Nỗi nhục bị biến thành thứ đồ chơi cho thiên hạ tầm thường. Nỗi bất bình vì bị ở chung bọn thấp kém. Nỗi nhục bị biến thành trò chơi lạ mắt cho lũ người ngạo mạn, ngẩn ngơ có sức biến thành “khối căm hờn” vì hổ là chúa sơn lâm vốn được cả loài người khiếp sợ. Khối căm hờn: cảm xúc căm hờn kết đọng trong tâm hồn, đè nặng, nhức nhối, không có cách nào giải thoát. -> Thái độ: chán ghét cuộc sống tầm thường, tù túng và bất lực. Khao khát cuộc sống tự do, được sống đúng với mình. Hoa chăm... Dải nước đen... Len dưới nách... -> Tất cả đều là nhân tạo; Là giả dối, tầm thường; Là học đòi, bắt chước, trái với thiên nhiên thật hùng vĩ, hoang vu và bí hiểm. -> Niềm uất hận. Biện pháp liệt kê, nhịp thơ khi kéo dài, khi dồn dập, giọng giễu nhại, chê bai, coi thường. -> Trạng thái bực bội, u uất kéo dài vì phải sống trong sự tầ thường, giả dối. => Tâm sự của hổ cũng là tâm sự của con người: Chán ghét sâu sắc thực tại tù túng, tầm thường giả dối; khao khát được sống tự do, chân thành. | HS: Đọc khổ 1. GV: Hãy tìm những chi tiết miêu tả nỗi khổ của con hổ ở vườn bách thú. GV: Nhận xét về cách dùng từ của câu thơ thứ nhất. GV: Qua đó em thấy được nỗi khổ nào trong cảm nhận của con hổ? GV: Trong đó nỗi khổ nào có sức biến thành “khối căm hờn”? Vì sao? GV: Trong cũi sắt “nỗi căm hờn” của hổ đã trở thành “khối căm hờn”. Vậy em hiểu thế nào là “khối căm hờn”? GV: Khối căm hờn ấy thể hiện thái độ sống và nhu cầu sống ntn? HS: Đọc khổ 4. GV: Cảnh vườn bách thú được diễn tả qua những chi tiết nào? GV: Nhận xét về tính chất của cảnh. GV: Cảnh ấy đã gây nên nào trong tình cảm của hổ? GV: Em có nhận xét gì về giọng điệu và từ ngữ của đoạn thơ? GV: Từ đó, em hiểu gì về niềm uất hận ngàn thâu? GV: Từ 2 khổ thơ trên, em hiểu gì về tâm sự của hổ ở vườn bách thú, cũng là tâm sự của con người? GV: Mở rộng: Thanh niên trí thức Việt Nam trong XH TD nửa PK đang trên đường Âu hoá với bao cái lố lăng, kệch cỡm. | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
2. Nỗi nhớ thời oanh liệt. Chi tiết: Bóng cả cây già. Tiếng gió gào ngàn. Giọng nguồn hét núi. -> Nghệ thuật: Điệp từ “với”, động từ chỉ đặc điểm của hành động “gào”, “hét” gợi tả sức sống mãnh liệt của núi rừng hoang vu, bí ẩn. Ta bước chân lên dõng dạc, đường hoàng. Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng. vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc. Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc, Là khiến cho mọi vật đều im hơi. -> Từ ngữ gợi tả hình dáng, tính cách hổ, nhịp thơ ngắn, thay đổi làm nổi bật sự ngang tàn mãnh liệt của chúa sơn lâm giữa núi rừng uy nghiêm, hùng vĩ. Những đêm: vàng. Những ngày mưa: chuyển bốn phương ngàn. Những bình minh: cây xanh nắng gội. Những chiều: lênh láng máu sau rừng. -> Cảnh rực rỡ, huy hoàng, náo động, hùng vĩ và bí ẩn. Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan. Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới. Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng. Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt. -> Điệp từ “ta”, từ ngữ, hình ảnh thơ giàu chất tạo hình đầy ấn tượng thể hiện khí phách ngang tàng, làm chủ, kiêu hùng. Đồng thời tạo nhạc điệu rắn rỏi, hùng tráng. Điệp từ “đâu” và câu cảm thán “Than ôi, thời oanh liệt nay còn đâu” nhấn mạnh và bộc lộ trực tiếp nỗi tiếc nuối cuộc sống tự do của chính mình. Cảnh ở vườn bách thú tù túng, tâm thương, giả dối > < Cảnh núi rừng gợi cuộc sống phóng khoáng, chân thật, sôi nổi. -> Diễn tả niềm căm ghét cuộc sống tầm thường, giả dối và khát vọng mãnh liệt về cuộc sống tự do, chân thật. | HS: Đọc khổ 2. GV : Cảnh sơn lâm được gợi tả qua những chi tiết nào ? GV: Nhận xét về cách dùng từ trong đoạn thơ này. Tác dụng? GV: Hình ảnh chúa sơn lâm hiện lên ntn trong không gian ấy? GV: Có gì đặc sắc trong từ ngữ, nhịp điệu của những lời thơ trên. GV: Từ đó hình ảnh của chúa tể muôn loài được khắc hoạ mang vẻ đẹp ntn? HS: Đọc đoạn 3. GV: Cảnh rừng ở đây được nói tới ở những thời điểm nào? Cảnh sắc ở mỗi thời điểm có gì nổi bật? GV: Nhận xét về cách miêu tả thiên nhiên. GV: Giữa thiên nhiên ấy, chúa tể của muôn loài đã sống cuộc sống ntn? GV: Nhận xét về nghệ thuật của khổ thơ. Tác dụng? GV: Bình: Một đoạn thơ đặc sắc, giàu tính tạo hình: cảnh sắc thiên nhiên được phác họa với các màu vàng, xanh, đỏ nối tiếp nhau thật lộng lẫy, đầy ấn tượng; Có thể ví như một bộ tranh tứ bình độc đáo. Mà ở đó hình ảnh trung tâm là Chúa sơn lâm oai linh, dữ dội mà không kém phần thơ mộng và lãng mạn. (1) Hình ảnh một thi sĩ lãng tử đang thưởng thức vẻ đẹp đêm trăng bên bờ suối "Say mồi đứng uống ánh trăng tan" phù hợp với tập tính của loài hổ: sau khi ăn no thường ra suối uống nước. (2) Hình ảnh một Đế vương oai vũ đang lặng ngắm giang sơn nhất khoảnh của mình vừa được thay áo mới sau trận mưa rừng dữ dội. (3) Hình ảnh một chúa rừng đang tự ru mình vào giấc ngủ mơ màng, huyền diệu bởi những âm thanh của muôn loài trong bưổi sớm mát dịu. (4) Hình ảnh một ông Kễnh đang khát khao chờ đợi bóng đêm để mặc sức tung hòanh nơi vương quốc rộng lớn, đầy bí ẩn của mình. GV: Điệp từ “đâu” kết hợp với câu cảm thán “Than ôi, thời oanh liệt nay còn đâu” có ý nghĩa gì? GV: Mở rộng: Đó không chỉ là tâm trạng con hổ mà là tâm trạng của cả một lớp người VN trong thời nô lệ, mất nước nhớ về quá khứ hào hùng của dân tộc. GV: Cảnh ở vườn bách thú và cảnh núi rừng được miêu tả trái ngược nhau. Hãy chỉ ra sự trái ngược này. GV: Sự đối lập này có ý nghĩa gì? | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
3. Khao khát giấc mộng ngàn. Không gian: oai linh, hùng vĩ, thênh thang. Nhưng đó là không gian trong mộng “nơi ta không còn được thấy bao giờ”. -> Bộc lộ trực tiếp nỗi nhớ tiếc cuộc sống chân thật, tự do. Giấc mộng mãnh liệt, to lớn nhưng đau xót, bất lực. => Khát vọng được sống chân thật với cuộc sống của chính mình, trong xứ sở của mình. Đó là khát vọng giải phóng, khát vọng tự do. | HS: Đọc đoạn cuối. GV: Giấc mộng ngàn của hổ hướng về một không gian ntn? GV: Các câu cảm thán ở đầu và cuối đoạn có ý nghĩa gì? GV: Hiện tại và tương lai, con hổ không còn sự lựa chọn nào khác ngoài sự chấp nhận thực tai phũ phàng, mà không hoàn toàn khuất phục, không muốn đầu hàng. Vì thế, để trốn tránh thực tại nó chỉ biết đắm chìm trong những giấc mộng vàng; Cho dù đó chỉ là mộng ảo mà thôi.Từ đó em hiểu “giấc mộng ngàn” của hổ là giấc mộng ntn? GV: “Giấc mộng ngàn” ấy có phải là nối đau bi kịch không? (HS thảo luận và bộc lộ). GV: Từ đó em thấy được khát vọng mãnh liệt nào của hổ cũng chính là của con người? | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
IV. Tìm hiểu ý nghĩa khái quát văn bản 1. Nghệ thuật - Sử dụng bút pháp lãng mạn, với nhiều biện pháp nghệ thuật như nhân hóa, đối lập, phóng đại, sử dụng từ ngữ gợi hình, giàu sức biểu cảm. - Xây dựng hình tượng nghệ thuật có nhiều tầng ý nghĩa. - Hình ảnh thơ giàu chất tạo hình - Ngôn ngữ và nhạc điệu phong phú, giàu sức biểu cảm. Có âm điệu thơ biến hóa qua mỗi đoạn thơ nhưng thống nhất ở giọng điệu dữ dội, bi tráng trong toàn bộ tác phẩm. 2. Nội dung - Ý nghĩa văn bản * Nội dung - Mượn lời con hổ bị nhốt trong vườn bách thú: + Diễn tả sâu săc nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng; + Bộc lộ niềm khao khát tự do mãnh liệt. * Ý nghĩa: Mượn lời con hổ trong vườn bách thú, tác giả kín đáo bộc lộ tình cảm yêu nước, niềm khát khao thoát khỏi kiếp đời nô lệ. | GV: Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ? GV: Nội dung và ý nghĩa của bài thơ? | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
V. Hướng dẫn cách đọc hiểu văn bản thơ trữ tình - Nắm được thông tin về tác giả, đặc biệt là thời đại, bối cảnh lịch sử, xã hội - Nêu được hoàn cảnh sáng tác, bố cục - Chỉ ra và phân tích được các biện pháp nghệ thuật - Chú ý đến tâm trạng, tình cảm của tác giả gửi gắm trong bài thơ... | | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
VI. Liên hệ, mở rộng Gợi ý: * Chất nhạc: Nhịp điệu linh hoạt (Cách ngắt nhịp khi thì ngắn tạo cảm giác dồn dập gấp gáp, náo nức; khi thì kéo dài trải ra với những câu thơ vắt dòng diễn tả sự tuôn trào của dòng hoài niệm) - Tác dụng: Bộc lộ tâm trạng và và dòng cảm xúcphong phú của nhân vật trữ tình: bực bội chán chường trước thực tại, say sưa khi quay trở về quá khứ vàng son oanh liệt; tuyệt vọng, than thở khi biết tất cả chỉ là giấc mơ xa. - Dẫn chứng: Nên chọn đoạn 2, 3 * Chất họa: Thể hiện ở ngôn ngữ, hình ảnh có tính chất tạo hình - Tác dụng: Tạo những bức tranh ngôn ngữ rất có hồn: bức tranh về cảnh núi rừng hùng vĩ, bí hiểm, hoang vu; bức tranh về chân dung của vị chúa tể sơn lâm oai phong, mãnh liệt; bức tranh về cảnh thực giả dối tầm thường. - Các dẫn chứng tiêu biểu chọn trong đoạn 2,3,4 Gợi ý: Từ tình cảnh và tâm trạng của con hổ trong bài thơ cũng như của người dân Việt Nam đầu thế kỉ XX, ta có thể thấy được rằng cuộc sống hòa bình và tự do chúng ta đang được hưởng thụ ngày nay thật vô giá biết nhường nào. Đất nước được hòa bình, chúng ta không phải sống trong cảnh khói lửa đạn bom, không phải chịu nỗi đau mẹ mất con, con mất cha, vợ mất chồng. Đất nước được hòa bình, độc lập, chúng ta được sống trong những điều kiện tốt nhất. Trẻ em được bình yên khôn lớn và vui vẻ cắp sách tới trường. Người dân khắp mọi miền hăng say lao động sản xuất, xây dựng cuộc sống hạnh phúc, ấm no. Hòa bình tự do là một món quà vô giá mà thế hệ cha ông đã phải hi sinh máu xương để đánh đổi. Vì vậy, thế hệ học sinh chúng ta cần phải có ý thức hơn trong việc gìn giữ hòa bình để xây dựng một xã hội tốt đẹp, tươi sáng hơn. | GV: Trong bài thơ “nhớ rừng” vừa có nhạc vừa có họa. Tìm một số dẫn chứng trong bài để làm rõ nhận xét trên GV: Từ tình cảnh và tâm trạng của con hổ trong bài thơ cũng như của người dân Việt Nam đầu thế kỉ XX, em có suy nghĩ gì về cuộc sống hòa bình tự do ngày nay (trình bày bằng một đoạn văn khoảng ½ trang). | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
B. THỰC HÀNH ĐỌC HIỂU VĂN BẢN "ÔNG ĐỒ"- VŨ ĐÌNH LIÊN | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
I. Tổ chức hoạt động khởi động: | Gv: Tổ chức cuộc thi Ai biết? Chia lớp thành các nhóm nhỏ (4-6 thành viên), kể tên những đồ dùng để trang trí trong nhà ngày Tết? Hs: Thảo luận nhóm, trình bày Gv: Nhận xét, chốt ý GV: Dẫn dắt vào bài Cuộc sống ngày càng phát triển, cho nên ngày Tết cũng có nhiều khác lạ. Trong nhà, người ta trang trí bằng những dây đèn xanh đỏ nhấp nháy, bằng những chai rượu ngoại, bằng những giỏ quà sang trọng chứ ít thấy những câu đối, những dòng chữ Thư pháp nữa. Vậy ông đồ- chủ nhân của nó sẽ ra sao, chúng ta cùng tìm hiểu phần văn bản Ông đồ của Vũ Đình Liên để hiểu được nỗi lòng này. | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
II. Tiếp xúc văn bản: 1. Đọc. 2. Chú thích: a. Tác giả: - Là một trong những lớp đầu tiên của phong trào thơ mới. - Thơ ông mang nặng lòng thương người và niềm hoài cổ. - Nhà phê bình Hoài Thanh và Hoài Chân đã viết: “ Trong làng thơ mới, VĐL là 1 người cũ”. - Ngoài những sáng tác thơ ông còn dạy học, là nhà giáo nhân dân, từng chủ nhiệm khoa tiếng Pháp ở trường Đại học sư phạm ngoại ngữ HN. Ông còn dịch sách tiếng Pháp. b. Tác phẩm: Ông đồ là người dạy chữ nho xưa. Nếu không đỗ đạt làm quan thì thường làm nghề dạy học (ông đồ, thày đồ). Theo phong tục, khi tết đến, người ta thường sắm câu đối họăc đôi chữ nho viết trên giấy đỏ hoặc lụa đỏ để dán trên vách, trên cột nhà, vừa để trang hoàng nhà cửa thêm đẹp, vừa để gửi gắm lời chúc tốt lành. Khi đó người ta phải tìm đến ông đồ (người hay chữ). Ông đồ có dịp trổ tài lại thêm tiền tiêu tết. Vì vậy, dịp giáp tết ông đồ thường xuất hiện với phương tiện “ mực tàu, giấy đỏ” bày trên hè phố để viết câu đối thuê hoặc bán.Tuy viết thuê song chữ của ông thường được mọi người trân trọng thưởng thức. Nhưng rồi những năm đầu TK20, nền Hán học (chữ nho) dần mất vị thế quan trọng khi chế độ thi cử PK bãi bỏ( Khoa thi cuối cùng vào năm 1915) -> một thành trì văn hóa cũ sụp đổ. Các nhà nho từ chỗ là nhân vật trung tâm trong dời sống VH tinh thần của dân tộc được XH tôn vinh bỗng chốc bước lạc hướng thời đại, bị bỏ quên và cuối cùng vắng bóng. trẻ con không đi học chữ nho nữa mà học chữ Pháp, Nhật, quốc ngữ. Cuộc sống tây hóa khiến người ta không còn vui sắm câu đối chơi tết nữa. Ông đồ vắng bóng và biến mất trên đường phố ngày tết và trong tâm trí của mọi người.. -> Bài thơ không bàn bạc về sự hết thời của chữ nho, nhà nho mà chỉ thể hiện tâm trạng ngậm ngùi day dứt về sự tàn tạ, vắng bóng của ông đồ, của con người của 1 thời đã qua. 3. Bố cục: - Bài thơ được viết theo thể thơ 5 chữ, một thể thơ quen thuộc trong thơ ca Việt Nam. Khác với các bài thơ kể trên ở chỗ đây không phải là thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt mà là thơ ngũ ngôn gồm nhiều khổ, mỗi khổ 4 câu thơ. - PTBĐ: Tự sự+ miêu tả+ biểu cảm - Bố cục: Ba phần: + 2 Khổ đầu: Hình ảnh ông Đồ thời đắc ý + 2 Khổ tiếp: ông Đồ thời tàn + Khổ cuối: Tâm trạng của tác giả. | Gv hướng dẫn học sinh cách đọc - 2 khổ đầu: giọng vui tươi, phấn chấn. - 3 khổ tiếp: chậm rãi, trầm buồn, sâu lắng, thiết tha... - Giáo viên đọc mẫu HS: Đọc bài thơ, GV uốn nắn. Gv tổ chức thảo luận nhóm. Chia lớp thành 4 nhóm . Các nhóm lần lượt thực hiện các nhiệm vụ Nhóm 1, 3: Gv cho hs quan sát chân dung về tác giả và đặt câu hỏi: Giới thiệu những nét tiêu biểu về tác giả Vũ Đình Liên
Nhóm 2,4: Quan sát bức ảnh và trả lời: Em biết gì về ông đồ? Hoàn cảnh sáng tác bài thơ?
Gv hướng dẫn hs xác định thể loại, phương thức biểu đạt bằng câu hỏi gợi mở: - Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Thể thơ này có gì khác với bài thơ “ Tụng giá hoàn kinh sư” của Trần Quang Khải, “Tĩnh dạ tứ” của Lí Bạch? - Xác định phương thức biểu đạt, bố cục cuả bài thơ? | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
III. Tìm hiểu chi tiết văn bản 1. Ông đồ thời hoàng kim 2. Ông đồ thời tàn 3. Nỗi niềm của nhà thơ - Kết cấu đầu cuối tương ứng (Hình ảnh hoa đào) chặt chẽ làm nổi bật chủ đề: “Cảnh cũ người đâu” . -> Sự thất thế, tàn tạ đáng buồn của ông đồ. - Ông đồ xưa: Hình ảnh ông đồ đã trở thành dĩ vãng, vắng bóng trong cuộc sống hiện đại. => Câu hỏi tu từ thể hiện nỗi niềm thương tiếc khắc khoải của nhà thơ với lớp người đã cũ… Câu hỏi như gieo vào lòng người đọc những cảm thương, tiếc nuối không dứt. Nhà thơ thương tiếc những giá trị tinh thần tốt đẹp bị tàn tạ, lãng quên. | Gv hướng dẫn hs tìm hiểu văn bản theo bố cục vừa chia, để hs thấy được sự đối lập giữa hình ảnh Ông đồ thời hoàng kim và thời tàn (phiếu học tập) Hs làm việc nhóm bàn, thời gian 10'
GV: Tâm tư nhà thơ được thể hiện như thế nào trong 4 câu cuối bài thơ? | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
IV. Tìm hiểu ý nghĩa khái quát văn bản 1. Nghệ thuật - Sử dụng bút pháp lãng mạn. - Thể thơ ngũ ngôn hiện đại - Xây dựng những hình ảnh đối lập - Kết hợp biểu cảm, kể, tả. - Lời thơ gợi cảm xúc. 2. Nội dung - Ý nghĩa văn bản * Nội dung - Tình cảnh thất thế, tàn tạ đáng thương của ông đồ - Niềm thương cảm của tác giả trước một lớp người đang tàn tạ và nỗi nhớ tiếc cảnh cũ người xưa. * Ý nghĩa: Khắc họa hình ảnh ông đồ, nhà thơ thể hiện nỗi tiếc nuối cho những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc đang bị tàn phai. | GV: Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ? GV: Nội dung và ý nghĩa của bài thơ? | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
V. Liên hệ, mở rộng - Nếu nhìn từ góc độ bề ngoài thì đây là những ngày huy hoàng của ông đồ bởi vẫn còn “bao nhiêu người thuê viết”. Song thực tế đây là giai đoạn gần cuối của thời nho học, lúc đó chữ Nho chưa mất hẳn vị thế trong cuộc sống của người Việt mà mất dần cho đến lúc vắng hẳn (khi chế độ thi cử PK bãi bỏ - Khoa thi cuối cùng vào năm 1915). Ông đồ đã bắt đầu phải tìm kế mưu sinh: bán chữ trên hè phố. nên có người cho rằng: ngay từ đầu bài thơ ta đã thấy những ngày tàn của nho học và thân phận buồn của ông đồ. | GV: Có người bảo đây là những ngày huy hoàng của ông đồ. Có người cho rằng ngay từ đầu bài thơ ta đã thấy những ngày tàn của nho học và thân phận buồn của ông đồ. ý kiến của em thế nào? GV: Vào đầu năm mới âm lịch hàng năm, tại Văn Miếu Quốc Tử Giám có tổ chức Hội Chữ Xuân, em hãy tìm đọc những thông tìn về sự kiện và hãy cho biết ý nghĩa của sự kiện đó | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
C. TÍCH HỢP KIẾN THỨC CÂU NGHI VẤN. | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
I. Tổ chức hoạt động khởi động | 1. Tổ chức hoạt động khởi động GV: Tổ chức cuộc thi " Hỏi xoáy đáp xoay" Câu 1. Tháng nào ngắn nhất trong năm? Đáp án: Ba, tư Câu 2. Loài chó nào nhảy cao bằng toà nhà cao nhất thế giới? Đáp án: Tất cả các loài vì nhà ko biết nhảy. Câu 3. Ai có nhà di động đầu tiên? Đáp án: Rùa và ốc sên Câu 4. Tại sao sư tử ăn thịt sống? Đáp án: Không biết nấu chín Câu 5. Bạn làm việc gì đầu tiên mỗi buổi sáng? Đáp án: Mở mắt Câu 6. Có cổ nhưng không có miệng là gì? Đáp án: Cái áo Chức năng của các câu nghi vấn trên dùng để làm gì? Chúng ta sẽ tìm hiểu trong tiết hôm nay. | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
II. Đặc điểm hình thức và chức năng chính của câu nghi vấn. 1. Ngữ liệu và phân tích ngữ liệu: Sáng nay... đau không? Thế làm sao... ăn khoai? Hay là... đói quá? -> Câu nghi vấn. Kết thúc bằng dấu chấm hỏi. Dùng từ để hỏi “có... không”, “làm sao”, “hay là”... Dùng để hỏi. -> Không phải là câu nghi vấn vì từ nghi vấn thuộc về một kết cấu nghi vấn bị bao chứa trong một kết cấu khác. 2. Bài học: Ghi nhớ- 11 | HS: Đọc. GV: Trong đoạn trích trên, câu nào kết thúc bằmg dấu chấm hỏi? Hãy gọi tên những câu đó. GV: Đặc điểm hình thức nào cho em biết đó là câu nghi vấn? GV: Những câu nghi vấn trên dùng để làm gì? GV: Câu sau có phải là câu nghi vấn không ? - Tôi không biết nó ở đâu. - Chúng ta không thể nói tiếng ta đẹp như thế nào. GV: Hãy khái quát lại những đặc trưng về hình thức và công dụng của câu nghi vấn. HS: Đọc. | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
III. Các chức năng khác của câu nghi vấn. 1. Ngữ liệu và phân tích ngữ liệu: a. Những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bay giờ? -> Bộc lộ tình cảm: sự tiếc nuối, hoài niệm. b. Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? -> Đe doạ. c. Có biết không? ... Lính đâu? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gì nữa? -> Đe doạ. d. Một người... hay sao? -> Khẳng định. e. Con gái tôi vẽ đây ư? Chả lẽ lại đúng là nó, cái con Mèo hay lục lọi ấy! -> Bộc lộ cảm xúc: sự ngạc nhiên. => Dùng dấu chấm hỏi và dấu chấm than ở cuối câu. 2. Bài học: Ghi nhớ- 22 | HS: Đọc. GV: Chỉ ra câu nghi vấn trong phần ngữ liệu. GV: Những câu nghi vấn này dùng để làm gì? GV: Hãy nhận xét về dấu câu của các câu trên. GV: Kết luận: Câu nghi vấn không phải tất cả đều kết thúcbằng dấu chấm hỏi và dùng để hỏi. Câu nghi vấn còn có những chức năng khác. HS: Rút ra bài học. HS: Đọc. | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
IV. Luyện tập. 1. Bài 1: a. Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không? b. Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế? c. Văn là gì? Chương là gì? d. Chú mình muốn cùng tớ đùa vui không? Đùa trò gì? Hừ.. hừ... cái gì thế? Chị Cốc béo xù đứng trước cửa nhà ta ấy hả? 2. Bài 2: Đó là câu nghi vấn vì cuối các câu có dấu chấm hỏi và dùng từ “hay” để chỉ quan hệ lựa chọn. Từ “hay” không thể thay thế bằng từ “hoặc” vì nếu thay thế sẽ sai ngữ pháp và làm thay đổi kiểu câu. 3. Bài 3: Không thể đặt dấu chấm hỏi ở cuối các câu này vì mặc dù trong câu có sử dụng từ nghi vấn nhưng nó chỉ làm chức năng bổ ngữ trong câu. Các câu này thuộc về kiểu câu khác (câu cầu khiến, câu khẳng định). 4. Bài 4: a. Anh có khoẻ không? b. Anh đã khoẻ chưa? - Hình thức: a. Dùng từ nghi vấn “có... không”. b. Dùng từ nghi vấn “đã... chưa”. - ý nghĩa: a. Hỏi trực tiếp sức khoẻ. b. Có giả định là người trước đó có vấn đề về sức khoẻ. 5. Bài 5: a. Bao giờ anh đi Hà Nội? b. Anh đi Hà Nội bao giờ? Hình thức 2 câu khác biệt thể hiện ở trật tự từ: câu a từ “bao giờ” đứng ở đầu câu. câu b từ “bao giờ” đứng ở cuối câu. ý nghĩa khác nhau: Câu a: hỏi về thời điểm diễn ra một hành động trong tương lai. Câu b: Hỏi về thời điểm một hành động diễn ra trong quá khứ. 6. Bài 1: a. Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư? -> Bộc lộ tình cảm, cảm xúc: sự ngạc nhiên. b. Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối. .... Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật? Thời oanh liệt nay còn đâu? -> Phủ định và bộc lộ tình cảm, cảm xúc. c. Sao ta không ngắm sự biệt li theo tâm hồn một chiếc lá nhẹ nhàng rơi? -> Cầu khiến và bộc lộ tình cảm, cảm xúc. d. Ôi, nếu thế thì còn đâu là quả bóng bay? -> Phủ định và bộc lộ tình cảm, cảm xúc. 7. Bài 2: a. Sao cụ lo xa quá thế? Tội gì bây giờ nhịn đói mà tiền để lại? Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu? -> Phủ định. b. Cả đàn bò giao cho thằng bé không ra người không ra ngợm ấy, chăn dắt làm sao? -> Bộc lộ sự băn khoăn, ngần ngại. c. Ai dám bảo thảo mộc tự nhiên không có tình mẫu tử? -> Khẳng định. d. Thằng bé kia, mày có việc gì? Sao lại đến đây mà khóc? -> Dùng để hỏi. => đặc điểm hình thức: kết thúc bằng dấu chấm hỏi và sử dụng các từ nghi vấn (từ gạch chân). Các câu nghi vấn ở mục a, b, c có thể thay thế bằng câu không phải là câu nghi vấn mà có ý nghĩa tương đương. Cụ thể: - Cụ không phải lo xa quá như thế. - Không nên nhịn đói mà để tiền lại. - Ăn hết thì lúc chết không có tiền để mà lo liệu. - Không biết chắc là thằng bé có thể chăn dắt được đàn bò hay không. - Thảo mộc tự nhiên có tình mẫu tử. 8. Bài 3: HS: Tự đặt câu. 9. Bài 4: Anh ăn cơm chưa? Cậu đọc sách đấy à? Em đi đâu đấy? Trong nhiều trường hợp giao tiếp, những câu như vậy dùng để chào, người nghe không nhất thiết phải trả lời, có thể đáp lại bằng lời chào khác. Mối quan hệ giữa người nói và người nghe: thân mật. | GV: Xác định các câu nghi vấn. GV: Nêu yêu cầu. HS: Thảo luận nhóm, trả lời. GV: Nêu yêu cầu. HS: Thảo luận nhóm, trả lời. GV: Nêu yêu cầu. HS: Thảo luận nhóm, trả lời. GV: Nêu yêu cầu. HS: Thảo luận nhóm, trả lời. GV: Xác định các câu nghi vấn và chức năng của nó. HS: Trả lời. GV: Nêu yêu cầu. HS: Thảo luận nhóm, trình bày. GV: Nhận xét, bổ sung. GV: Đặt hai câu nghi vấn dùng để hỏi. HS: Đặt câu và trình bày trước lớp. GV: Nêu yêu cầu. HS: Thảo luận, trả lời. | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
VIẾT: Viết đoạn văn cảm nhận về khổ cuối bài “Ông đồ” có sử dụng câu nghi vấn | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
1. Trước khi viết | 1. Giáo viên giao nhiệm vụ hướng dẫn tìm hiểu đề (15 phút) Đề bài: Viết đoạn văn có sử dụng câu nghi vấnViết đoạn văn cảm nhận về khổ cuối bài “Ông đồ” có sử dụng câu nghi vấn - Tìm hiểu yêu cầu của đề + Đề yêu cầu viết kiểu bài gì? + Nội dung và phạm vi bài viết như thế nào? - Hướng dẫn hs xác định mục đích và người đọc bằng các câu hỏi: + Bài viết của em hướng tới ai? + Tại sao em muốn kể về câu chuyện này? - Hướng dẫn hs tìm ý cho bài viết + Viết nháp theo trí tưởng tượng bằng kĩ thuật 5W-H: Điều gì đã xảy ra? Ai đã ở đó?, Nó xảy ra khi nào? Nó xảy ra ở đâu? Nó xảy ra như thế nào? + Hướng dẫn học sinh tìm ý tưởng cho bài viết bằng hoạt động trải nghiệm trước khi viết . Đến thăm đền Gióng hoặc xem phim tư liệu, đọc sách báo, internet liên quan đến câu chuyện. - Hướng dẫn học sinh lập dàn ý | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
2. Viết bài | 2. Viết bài (25 phút) - Giáo viên tổ chức cho HS viết bài trên lớp - Trong quá trình làm, Gv hỗ trợ hs (nếu cần) | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
3. Chỉnh sửa, hoàn thiện bài viết | Gv giao nhiệm vụ cho hs rà soát và chỉnh sửa lại bài của mình theo hướng dẫn hoặc sau khi được trả bài | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
NÓI VÀ NGHE (1 tiết): Trình bày cảm nhận của em về khổ thơ cuối bài thơ "Ông đồ" của Vũ Đình Liên | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
1. Chuẩn bị nói | - Sau khi đọc/ xem và nhận xét bài viết của hs, gv yêu cầu hs chuyển nội dung bài viết thành bài nói (thuyết trình) - Gv hướng dẫn hs ghi chú ngắn gọn nội dung sẽ trình bày để hỗ trợ cho hs trong quá trình nói | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
2. Thực hành luyện nói | - Gv yêu cầu hs luyện nói theo cặp/ nhóm: + Gv giao nhiệm vụ cho từng cặp hs thực hành luyện nói theo phiếu ghi chú đã xây dựng (mối người được trình bày trong thời gian 5-7') + Hs trao đổi, góp ý về nội dung nói, cách nói của bạn (Nội dung bài nói có đảm bảo không?Ngôn ngữ sử dụng có phù hợp với mục đích nói và đối tượng tiếp nhận không? Khả năng truyền cảm hứng thể hiện như thế nào ở các yếu tô phi ngôn ngữ, âm lượng, nhịp điệu, giọng nói, cách phát âm..) + Gv hướng dẫn hs thực hành nói: Cần phát huy những đặc điểm của các yếu tố kèm lời và phi ngôn ngữ trong khi nói như ngữ điệu, tư thế, ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ. - Gv yêu cầu hs luyện nói trước lớp: +Gv cho 2 hoặc 3 cặp hs trình bày trước lớp (5-7'); những hs còn lại thực hiện hoạt động nhóm: theo dõi, nhận xét đánh giá (vào phiếu) | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
3. Đánh giá bài nói: | - Gv hướng dẫn hs lắng nghe, đánh giá bài của bạn bằng phiếu đánh giá (mức độ 5 là mức độ tốt nhất)
- Gv hỏi thêm về ấn tượng của hs khi nghe bài trình bày của bạn bằng câu hỏi gợi dẫn: + Em thích điều gì nhất trong phần trình bày của bạn? + Nếu có thể, em muốn thay đổi điều gì trong phần trình bày của bạn |
4. Củng cố.
- Khái quát lại nội dung bài học.
- Đọc lại ghi nhớ.
5. Hướng dẫn về nhà.
- Học bài.
- Soạn tiếp chủ đề.
Phiếu học tập:
Hoàn thiện bảng dưới đây để so sánh hình ảnh ông đồ ở quá khứ và hiện tại trong bài thơ.
Hình ảnh ông đồ | ||
Nội dung miêu tả | Quá khứ | Hiện tại |
Không gian | Phố đông người qua -> Khung cảnh đông vui, náo nức khi xuân về | Không gian vắng lặng |
Thời gian | Mùa xuân với hoa đào nở | Mùa xuân |
Tình cảnh của ông đồ (thái độ của mọi người với ông đồ) | Bao nhiêu người thuê viết Tấm tắc ngợi khen tài -> ông đồ được mọi người trọng vọng, ngưỡng mộ tài năng | Ông đồ vẫn ngồi đấy Qua đường không ai hay -> Ông đồ đã bị mọi người lãng quên |
Tâm trạng của ông đồ | “Hoa tay thảo những nét Như phượng múa rồng bay -> tâm trạng đầy đắc ý vì được trọng vọng, ông mang hết tài năng của mình ra hiến cho cuộc đời | Giấy đỏ buồn không thắm Mực đọng trong nghiên sầu -> tâm trạng bẽ bàng, sầu tủi. Lá vàng rơi trên giấy Ngoài giời mưa bụi bay -> Tâm trạng cô đơn, tàn tạ, buồn bã, tủi phận. |
Cảm nhận của em về hình ảnh ông đồ | Ông đồ là hình ảnh không thể thiếu, là trung tâm của sự chú ý, là đối tượng của sự ngưỡng mộ => thời đắc ý. | => Ông đồ trơ trọi, lạc lõng, tội nghiệp giữa dòng đời. => Ông đồ thời suy tàn. |
Nghệ thuật, tác dụng | “Hoa tay…rồng bay” - So sánh -> Ông đồ như một nghệ sĩ đang trổ tài với những nét chữ uốn lượn sang trọng. | “ Giấy đỏ buồn không thắm Mực đọng trong nghiên sầu” “ Lá vàng rơi trên giấy Ngoài trời mưa bụi bay”. - Nhân hóa, tả cảnh ngụ tình -> Góp phần diễn tả nỗi cô đơn buồn tủi của ông đồ như thấm vào cảnh vật và cảnh vật càng làm tăng thêm nỗi buồn của ông đồ. |
| Những đặc sắc nghệ thuật trong bài thơ: - Nghệ thuật dựng cảnh tương phản: Một bên tấp nập đông vui, một bên buồn bã, hiu hắt. một bên nét chữ cũng như bay múa : phượng múa, rồng bay ; bên kia cả giấy cũng buồn, cả mực cũng sầu, thêm nữa lại kèm lá vàng, mưa bụi. - Bút pháp tả cảnh ngụ tình đặc sắc, vừa tả cảnh, vừa gợi lên được tâm trạng của con người. - Thể thơ ngũ ngôn quen thuộc kết hợp với những hình ảnh thơ đẹp và gợi cảm. Ngôn ngữ thơ bình dị, trong sáng nhưng ẩn chứa đầy cảm xúc. - Kiểu kết cấu đầu cuối tương ứng. Cũng là thời gian ngày áp tết, cũng là không gian mùa xuân, cũng vẫn có hoa đào nở. Nhưng hình ảnh ông đồ thì cứ nhạt nhoà dần và cuối cùng là không thấy nữa. Ông đã thành "ông đồ xưa". |