Khotailieuonthi247.com tổng hợp và chia sẻ miễn phí đến thầy cô Giáo án phụ đạo ngữ văn 8 cả năm file word.
Buổi 1:ÔN TẬP TỔNG HỢP( Tiết 1,2,3,7)
A. Mục tiêu cần đạt:
- Ôn tập lại các kiến thức về cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ, trường từ vựng.
- Rèn kĩ năng cảm thụ văn học qua bài “Tôi đi học” của Thanh Tịnh.
B. Chuẩn bị:
Thầy: Các dạng bài tập
Trò: Ôn tập
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra: sự chuẩn bị
2. Ôn tập
Hoạt động của thầy & trò | Nội dung |
? Thế nào là từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ nghĩa hẹp? ? Các từ lúa, hoa, bà có nghĩa rộng đối với từ nào và có nghĩa hẹp đối với từ nào? ? Thế nào là trường từ vựng? Cho các từ sau xếp chúng vào các trường từ vựng thích hợp? - nghĩ, nhìn, suy nghĩ, ngẫm, nghiền ngẫm, trông, thấy, túm, nắm, húc, đá, đạp, đi, chạy, đứng, ngồi, cúi,suy, phán đoán, phân tích, ngó, ngửi, xé, chặt, cắt đội, xéo, giẫm,... Đề: Phát biểu cảm nghĩ của em về dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” trong truyện ngắn “ Tôi đi học” của Thanh Tịnh? Viết bài HS triển khai phần thân bài theo các ý trong dàn bài. | I.Ôn tập lý thuyết và luyện tập thực hành: 1. Bài tập 1 - Một từ được coi là có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác. - Một từ được coi là có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác. * Lúa: - Có nghĩa rộng đối với các từ : lúa nếp, lúa tẻ, lúa tám... - Có nghĩa hẹp đối với các từ : lương thực, thực vật,... * Hoa - Có nghĩa rộng đối với các từ : hoa hồng, hoa lan,... - Có nghĩa hẹp đối với các từ : thực vật, cây cảnh, cây cối,.. * Bà - Có nghĩa rộng đối với các từ : bà nội, bà ngoại,... - Có nghĩa hẹp đối với các từ : người già, phụ nữ, người ruột thịt,... 2. Bài tập 2 - TTV là tập hợp những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa. * Các từ đều nằm trong TTV chỉ hoạt động của con người. Chia ra các TTV nhỏ: - Hoạt động trí tuệ: nghĩ, suy nghĩ,phán đoán, ngẫm, nghiền ngẫm,phân tích, tổng hợp, suy,... - Hoạt động của các giác quan để cảm giác: nhìn, trông, thấy, ngó, ngửi,... - Hoạt động của con người tác động đến đối tượng: + Hoạt động của tay: túm, nắm, xé, cắt, chặt,... +Hoạt động của đầu: húc, đội,... + Hoạt động của chân: đá, đạp, xéo, giẫm,... - Hoạt động dời chỗ: đi, chạy, nhảy, trườn, di chuyển,... - Hoạt động thay đổi tư thế: đứng, ngồi, cúi, lom khom,... 3. Bài tập 3 * Lập dàn ý: a. Mở bài: Giới thiệu về truyện ngắn “Tôi đi học” và cảm xúc của mình khi đọc truyện. b. Thân bài: - Giới thiệu sơ lược về truyện ngắn và cảm xúc của nv “tôi”. - Phân tích dòng cảm xúc của nv “tôi” và phát biểu cảm nghĩ: + Không gian trên con đường làng đến trường được cảm nhận có nhiều khác lạ. Cảm giác thích thú vì hôm nay tôi đi học. + Cảm giác trang trọng và đứng đắn của “tôi”: đi học là được tiếp xúc với một thế giới mới lạ, khác hẳn với đi chơi, đi thả diều. + Cảm nhận của nhân vật “tôi” và các cậu bé khi vừa đến trường: không gian của ngôi trường tạo ấn tượng lạ lẫm và oai nghiêm khiến các cậu cùng chung cảm giác choáng ngợp. + Hình ảnh ông đốc hiền từ nhân hậu và nỗi sợ hãi mơ hồ khi phải xa mẹ khiến các cậu khi nghe đến gọi tên không khỏi giật mình và lúng túng. + Khi vào lớp “tôi” cảm nhận một cách tự nhiên không khí gần gũi khi được tiếp xúc với bạn bè cùng trang lứa. Bài học đầu đời và buổi học đầu tiên khơi dậy những ước mơ hòa trộn kỉ niệm và mơ ước tương lai như cánh chim sẽ được bay vào bầu trời cao rộng. - Những cảm xúc hồn nhiên của ngày đầu tiên đi học là kỉ niệm đẹp đẽ và thiêng liêng của một đời người. Giọng kể của nhà văn giúp ta được sống cùng những kỉ niệm. - Chất thơ lan tỏa trong mạch văn, trong cách miêu tả, kể chuyện và khắc họa tâm lí đặc sắc làm nên chất thơ trong trẻo nhẹ nhàng cho câu chuyện. c. Kết bài: Nêu ấn tượng của bản thân về truyện ngắn (hoặc nêu những cảm nghĩ về nhân vật “tôi” trong sự liên hệ với bản thân). * Viết bài a. Mở bài: “ Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường...”. Những câu văn ấy của Thanh Tịnh đã xuất hiện trên văn đàn Việt b. Thân bài: c. Kết bài: Truyện ngắn Tôi đi học của Thanh Tịnh còn đọng mãi trong ta kỉ niệm đầu đời trong sáng hồn nhiên, ghi lại khoảnh khắc thật đẹp trong tâm hồn tuổi thơ. Những trang văn tinh tế, giàu sức biểu cảm sẽ còn làm biết bao thế hệ học sinh xúc động. |
III. MỘT SỐ BÀI TẬPBỔ SUNG:
Câu 1: Hãy phân tích giá trị biểu đạt của nghệ thuật so sánh trong đoạn van sau:
Tôi quên thể nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.
Gợi ý: Chú ý đây là cách phân tích một phép tu từ so sánh: A như B ( phân tích B để làm rõ A).
- Hình ảnh cành hoa tươi biểu trưng cho cái đẹp, cái tinh hoa tinh tuý, cái đáng yêu, đáng nâng nui của tạo hoá ban cho con người. Dùng hình ảnh cành hoa tươi tác giải nhằm diễn tả những cảm giác, những rung động trong buổi đầu tiên thật đẹp đẽ, đáng yêu, đáng nâng niu vô cùng. Vẻ đẹp ấy không chỉ sống mãi trong tiềm thức, kí ức mà luôn tươi mói vẹn nguyên.
- Phép nhân hoá mỉm cười diễn tả niềm vui, niềm hạnh phúc tràn ngập rạo rực và cả một tương lai đẹp đẽ đang chờ phía trước. Rõ ràng những cảm giác, cảm nhận đầu tiên ấy sống mãi trong lòng ''tôi'' với bao tràn ngập hy vọng về tương lai.
* Nhận xét: Cách diễn tả thật hay, thật đặc sắc và giàu chất thơ.
* Đánh giá: Ta cảm nhận được tấm lòng mãi mãi biết ơn, yêu quý thầy cô, mái trường, bè bạn chủa nhà văn Thanh Tịnh.
* Bài học khi phân tích giá trị biện pháp tu từ so sánh cần chú ý:
+ Phải phân tích kĩ hình ảnh được đem ra so sánh(B)( Hình ảnh này biểu trưng cho điều gì? Gợi cho ta suy nghĩ liên tưởng tới điều gì? Giúp ta hiểu gì về hình ảnh sánh (A).
+ Phải nhận xét, chỉ ra được cái hay của cách nói này(NT).
+ Phải đánh giá, nhận xét được thái độ, tình cảm, tâm hồn của tác giả.
* Gợi ý cách viết mở đoạn: nên đi thẳng, trực tiếp vào vấn đề, không viết dài dòng, lan man và xa đề.
VD: Trong truyện ngắn ''Tôi đi học'' của Thanh Tịnh có một so sánh thât hay đó là: '' Tôi quên thế nào....
Câu kết: Tấm lòng, tình yêu của nhà văn Thanh Tịnh với mái trường, thầy cô, bạn bè, với kỉ niệm đầu tiên thiêng liêng sâu nặng đến chừng nào, bao nhiêu năm trôi qua mà vẫn tươi mới, vẹn nguyên.
Câu 2: Hãy phân tích giá trị biểu đạt của nghệ thuật so sánh trong đoạn van sau:
''Ý nghĩ ấy thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi''
Gợi ý: + Yêu cầu về hình thức phải viết thành một đoạn văn hoàn chỉnh
+ Yêu cầu về nội dung cần làm rõ các vấn đề sau:
- Chỉ ra được vế so sánh
- Hình ảnh làn mây diễn tả sự trong sáng, ngây thơ, dịu dàng đáng yêu của trẻ thơ. Chỉ một ý nghĩ thoáng qua thôi mà sống mãi, đọng mãi và lung linh trong kí ức. Khát vọng mãnh liệt vươn tới một đỉnh cao,..
- Qua đó thể hiện tâm hồn khát khao bay cao, bay xa, vươn tới những chân trời mới.
* Viết thành đoạn văn:
Trong truyện ngắn ''Tôi đi học''của Thanh Tịnh có một so sánh rất hay đó là: ''Ý nghĩ ấy thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi''. Đây là phép so sánh hay và rất đẹp. Hình ảnh làn mâydiễn tả sự trong sáng, thơ ngây, dịu dàng và đáng yêu của trẻ thơ. Kỉ niệm về ngày khai trường đầu tiên sức sống thật kì diệu, thật mãnh liệt. Chỉ một ý nghĩ thoáng qua thôi má sống mãi, đọng mãi trong kí ức. Bao nhiêu năm tháng qua rồi vẫn sống dậy lung linh. Ta thấy như đâu đó ánh lên một khát vọng mãnh liệt vươn tới một đỉnh cao. Cách diễn tả thật hay, thật đặc sắc và thám đẫm chất trữ tình. Qua đó, ta cảm nhận được một tâm hồn khát khao bay cao, bay xa, vươn tới những chân trời mới. Ước mơ, khát vọng ấy của nhà văn thật cao đẹp, đáng trân trọng biết những nào.
Câu 3 : Hãy phân tích giá trị biểu đạt của nghệ thuật so sánh trong đoạn văn sau:
'' Họ như con chim con đứng bên bờ tổ nhìn quãng trời rông......... ''
Gợi ý: - Yêu cầu về hình thức phải viết thành một đoạn văn hoàn chỉnh
-Yêu cầu về nội dung cần làm rõ các vấn đề sau:
+ Chỉ ra được vế so sánh
+ Hình ảnh chim con được để dùng để diễn tả tâm trạng của ''tôi'' và các cô cậu lần dầu tiên đến trường. Mái trường như tổ ấm, mỗi cô cậu học trò như cánh chim non đang ước mơ được khám phá chân trời kiến thức, nhưng cũng rất lo lắng trước chân tròi kiến thức mênh mông, bao la bất tận ấy
- Qua đó, ta cảm nhận được tấm lòng mãi mãi biết ơn, yêu quý mái trường, thầy cô bèbạn của nhà văn.
Câu 4:Hãy chỉ ra và phân tích cái hay của cách kết thúc thiên truyện ngắn Tôi đi học của nhà văn Thanh Tịnh ?
Gợi ý: + Cách kết thúc: ''Bài viết tập : tôi đi học''
+ Cách kết thúc rất tự nhiên và bất ngờ. Dòng chữ tôi đi học vừa khép lại bài văn, vừa mở ra một bầu trời mới, một thế giới mới; một không gian, thời gian mới; một tâm trạng, tình cảm mới trong cuộc đời của đứa bé tôi. Đó là thế giới của mái trường, thầy cô, bè bạn, của kho tri thức,...
+ Dòng chữ này còn thể hiện chủ đề truyện ngắn.
Câu 5: Hãy phân tích làm sáng tỏ chất thơ toát lên từ thiên truyện '' Tôi đi học''?
Gợi ý:( Chất thơ là gì? Ở đâu? Thể hiện như thế nào?)
+ Chất thơ là một nét đẹp tạo nên giá trị tư tưởng và nghệ thuật của truyện ngắn này, thể hiện ở những vấn đề sau:
- Trước hết, chất thơ thể hiện ở chổ: truyện ngắn không có cốt truyện mà chỉ là dòng chảy cảm xúc, là những tâm tư tình cảm của một tâm hồn trẻ dại trong buổi khai trường đầu tiên. Những cảm xúc êm dịu ngọt ngào, man mác buồn, thơ ngây trong sáng làm lòng ta rung lên những cảm xúc.
- Chất thơ toát lên từ những tình tiết sự việc dào dạt cảm xúc( mẹ âu yếm dẫn đi..., các cậu học trò..., con đường tới trường.... ).
- Chất thơ toát lên từ cảnh sắc thiên nhiên rất thơ mộng và nên thơ trong trẻo.
- Chất thơ còn toả ra từ giọng nói ân cần, cặp mắt hiền từ của ông đốc và khuôn mặt tười cười của thấy giáo.
- Chất thơ còn toả ra từ tấm lòng yêu thương con hết mực ( 4 lần Thanh Tịnh nói về bàn tay mẹ). Hình tượng bàn tay mẹ thể hiện một cách tinh tế và biểu cảm, tình thương con bao la vô bờ của mẹ.
- Chất thơ còn thể hiện ở các hình ảnh so sánh đầy thú vị, ở giọng văn nhẹ nhàng, trong sáng gợi cảm ở âm điệu tha thiết.
- Chất thơ còn thể hiện ở chổ tạo được sự đồng cảm, đồng điệu của mọi người (kỉ niện tuổi thơ cắp sách tới trường, hình ảnh mùa thu yên lặng quê Việt.
Câu 6: Hãy chỉ ra 3 hình ảnh so sánh đặc sắc và phân tích hiệu quả nghệ thuật của 3 hình ảnh đó trong truyện ngắn Tôi đi học của Thanh Tịnh ?
Gợi ý: + Phải chỉ ra được 3 hình ảnh đặc sắc đó
+ Ba hình ảnh này xuất hiện trong 3 thời điểm khác nhau: (chỉ rõ 3 thời điểm)
+ Hiệu quả nghệ thuật:
- Các hình ảnh so sánh trên diễn tả rất rõ nét sự vận động tâm trạng của nhân vật tôi.( làm rõ ý này)
- Những hình ảnh so sánh này giúp ta hiểu rõ hơn tâm lí của các em nhỏ lần đầu đến trường.
- Các hình ảnh thật tươi sáng, nhẹ nhàng tăng thêm màu sắc trữ tình cho tác phẩm.
* Đánh giá: Hẳn phải có một ngòi bút tài hoa, phải có một tâm hồn nhạy cảm Thanh Tịnh mới có thể viết lên những hình sánh so sánh hay đến vậy
* Viết thành đoạn:
Trong truyện ngắn '' Tôi đi học '' Thanh Tịnh đã sử dụng 3 hình ảnh so sánh rất hay và đầy thú vị. Ba hình ảnh được xuất hiện ở ba thời điểm khác nhau. Khi nhớ về ngày đầu tiên đến trường nhà văn đã so sánh '' những cảm giác trong sáng ấy ... bầu trời quang đãng''. Lúc cùng mẹ trên đường tới trường, Thanh Tịnh lại so sánh '' Ý nghĩ ấy thoáng qua..... lướt ngang trên ngọn núi'' và khi đứng trên sân trường tác giả lại so sánh '' Họ như con chim .... ngập ngừng e sợ''. Những hình ảnh này đã diễn tả rất rõ sự vận động tâm trạng của tôi: từ nao nao nhớ về ngày đầu tiên đến trường đến nhớ những cảm giác, ý nghĩ non nớt thơ ngây và cuối cùng là những tâm trạng rụt rè, e sợ của tôi và các cô cậu học trò khác. Các hình ảnh so sánh này đã giúp ta hiểu rõ hơn tâm lí của những em bé lần đầu tiên tới trường. Những hình ảnh so sánh này thật tươi sáng, nhẹ nhàng làm tăng thêm màu sắc trữ tình cho tác phẩm. Hẳn phải là một ngòi bút tài hoa, phải có một tâm hồn nhạy cảm, Thanh Tịnh mới có thể viết lên những hình ảnh so sánh hay đến vậy.
Câu 7: Nhận xét đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn Tôi đi học. Theo em, sức cuốn hút của tác phẩm được tạo nên từ đâu?
Gợi ý: + Đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn Tôi đi học là:
- Truyện ngắn đựơc bố cục theo dòng hồi tưởng, cảm nghĩa của nhân vật ''tôi'', theo trình tự thời gian của một buổi tựu trường.
- Sự kết hợp hài hoà giữa kể, miêu tả với bộ lộ tâm trạng cảm xúc.
- Sử dụng những hình ảnh so sánh mới mẻ, độc đáo giàu cảm xúc trữ tình.
Chính các đặc sắc nghệ thuật trên góp phần quan trọng tạo nên chất trữ tình của tác phẩm.
+ Sức cuốn hút của tác phẩm được tạo nên từ:
- Bản thân tình huống truyện (buổi tựu trường đầu tiên trong đời đã chắ đựng cảm xúc thiết tha, mang bao kỉ niệm mới lạ, '' mơn man'' của nhân vật ''tôi').
- Tình cảm ấm ấp, triìu mến của những người lớn đối với các em nhỏ lần đầu tiên đến trường.
- Hình ảnh thiên nhiên, ngôi trường và các so sánh giàu sức gợi cảm của tác giả.
Toàn bộ truyện ngắn toát lên chất trữ tình thiết tha, êm dịu.
3. Củng cố, hướng dẫn về nhà:
- Học bài, chuẩn bị ôn tập Trong lòng mẹ...
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Buổi 2: ÔN TẬP TỔNG HỢP( Tiết 4,5,6,8)
A. Mục tiêu cần đạt:
- Ôn tập lại các kiến thức về tính thống nhất về chủ đề của văn bản, xây dựng đoạn văn.
- Rèn kĩ năng cảm thụ văn học qua bài “Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng.
B. Chuẩn bị:
Thầy: Các dạng bài tập
Trò: Ôn tập
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra: ? Thế nào là từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ nghĩa hẹp?
? Phát biểu cảm nghĩ của em về dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” trong truyện ngắn “ Tôi đi học” của Thanh Tịnh? (Nêu dàn ý)
2. Ôn tập:
Hoạt động của thầy và trò | Nội dung |
? Thế nào là đoạn văn? Dấu hiệu để nhận biết đoạn văn? ? Thế nào là từ ngữ chủ đề; câu chủ đề? ? Thế nào là từ ngữ chủ đề và câu chủ đề trong đoạn văn? ? Hãy nêu các cách trình bày đoạn văn? Cho mỗi cách trình bày một ví dụ? ? Viết đoạn văn trình bày theo các kiểu: diễn dịch, quy nạp, song hành? HS viết tương tự Bài 2. Xác định cách trình bày nội dung và câu chủ đề của các đoạn văn sau? GV hướng dẫn HS xác định cách trình bày nội dung và câu chủ đề của các đoạn văn HS lên bảng trình bày HS lên bảng trình bày HS lên bảng trình bày HS lên bảng trình bày HS lên bảng trình bày HS lên bảng trình bày HS lên bảng trình bày HS lên bảng trình bày HS lên bảng trình bày HS lên bảng trình bày HS lên bảng trình bày HS lên bảng trình bày Bài 3.Viết đoạn văn chủ đề về nhà trường trình bày nội dung theo cách diễn dịch, qui nạp, song hành. Bài 4. Xác định các phương tiện liên kết câu và liên kết đoạn văn trong những phần trích sau: Bài 5. Chon các từ ngữ hoặc câu thích hợp điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau để làm phương tiện liên kết đoạn. Bài 6. Viết bài văn ngắn nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của một trong những bài thơ(em thích) có sử dụng phương tiện liên kết đoạn văn. Phân tích “Trong lòng mẹ”, em hãy làm sáng tỏ nhận định sau: “Đoạn trích Trong lòng mẹ đã ghi lại những rung động cực điểm của một tâm hồn trẻ dại” Viết bài HS triển khai phần thân bài theo các ý trong dàn bài. | I.Ôn tập lý thuyết 1/Thế nào là đoạn văn - Về hình thức: Đoạn văn là tập hợp của nhiều câu văn.Bắt đầu bằng chữ viết hoa đầu dòng và kết thúc bằng dấu chấm. - Về nội dung:Biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh. - Từ ngữ chủ đề là từ ngữ duy trì đối tượng được nói đến trong đoạn văn. - Câu chủ đề là câu mang nội dung khái quát cho cả đoạn văn.Câu chủ đề thường có đầy đủ các thành phần chính ( CN – VN),và có thể đứng đầu hoặc cuối đoạn văn. 2/ Cách trình bày đoạn văn a. Đoạn diễn dịch. Đoạn diễn dịch là một đoạn văn trong đó câu chủ đề mang ý nghĩa khái quát đứng ở đầu đoạn, các câu còn lại triển khai ý tưởng chủ đề, mang ý nghĩa minh hoạ, cụ thể. Các câu triển khai được thực hiện bằng các thao tác giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận; có thể kèm những nhận xét, đánh giá và bộc lộ sự cảm nhận của người viết. Ví dụ: Đoạn văn diễn dịch, nội dung nói về cá tính sáng tạo trong sáng tác thơ: “ Sáng tác thơ là một công việc rất đặc biệt, rất khó khăn, đòi hỏi người nghệ sĩ phải hình thành một cá tính sáng tạo(1).Tuy vậy, theo Xuân Diệu - tuyệt nhiên không nên thổi phồng cái cá biệt, cái độc đáo ấy lên một cách quá đáng(2). Điêù ấy không hợp với thơ và không phải phẩm chất của người làm thơ chân chính(3). Hãy sáng tác thơ một cách tự nhiên, bình dị, phải đấu tranh để cải thiện cái việc tự sáng tạo ấy không trở thành anh hùng chủ nghĩa(4) .Trong khi sáng tác nhà thơ không thể cứ chăm chăm: mình phải ghi dấu ấn của mình vào trong bài thơ này, tập thơ nọ(5). Chính trong quá trình lao động dồn toàn tâm toàn ý bằng sự xúc cảm tràn đầy, có thể nhà thơ sẽ tạo ra được bản sắc riêng biệt một cách tự nhiên, nhà thơ sẽ biểu hiện được cái cá biệt của mình trong những giây phút cầm bút”(6).. Mô hình đoạn văn: Câu 1 là câu mở đoạn, mang ý chính của đoạn gọi là câu chủ đề. Bốn câu còn lại là những câu triển khai làm rõ ý của câu chủ đề. Đây là đoạn văn giải thích có kết cấu diễn dịch. b. Đoạn quy nạp. Đoạn văn quy nạp là đoạn văn được trình bày đi từ các ý chi tiết, cụ thể nhằm hướng tới ý khái quát nằm ở cuối đoạn. Các câu trên được trình bày bằng thao tác minh hoạ, lập luận, cảm nhận và rút ra nhận xét, đánh giá chung. Ví dụ: Đoạn văn quy nạp, nội dung nói về đoạn kết bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu. “ Chính Hữu khép lại bài thơ bằng một hình tượng thơ: Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo(1). Đêm khuya chờ giặc tới, trăng đã xế ngang tầm súng(2). Bất chợt chiến sĩ ta có một phát hiện thú vị: Đầu súng trăng treo(3). Câu thơ như một tiếng reo vui hồn nhiên mà chứa đựng đầy ý nghĩa(4). Trong sự tương phản giữa súng và trăng, người đọc vẫn tìm ra được sự gắn bó gần gũi(5). Súng tượng trưng cho tinh thần quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược(6). Trăng tượng trưng cho cuộc sống thanh bình, yên vui(7). Khẩu súng và vầng trăng là hình tượng sóng đôi trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Mô hình đoạn văn: Tám câu đầu triển khai phân tích hình tượng thơ trong đoạn cuối bài thơ “Đồng chí”, từ đó khái quát vấn đề trong câu cuối – câu chủ đề, thể hiện ý chính của đoạn: đánh giá về hình tượng thơ. Đây là đoạn văn phân tích có kết cấu quy nạp. c. Đoạn song hành Đoạn văn song hành là đoạn không có câu chủ đề,có từ ngữ chủ đề.Các câu trong đoạn có vai trò ngang hàng, bình đẳng không phụ thuộc nhau. Ví dụ: Ca dao là bầu sữa tinh thần nuôi dưỡng trẻ thơ( hát ru). Ca dao là hình thức trò chuyện tâm tình của những chàng trai cô gái(hát ví, hát xoan, hát ghẹo). Ca dao là tiếng nói biết ơn, tự hào về công đức của tổ tiên và anh linh của những người đã khuất ( bài ca lễ hội). Ca dao là phương tiện bộc lộ nỗi tức giận hoặc lòng hân hoan của những người sản xuất( hò, lí). d. Đoạn tổng phân hợp. Đoạn văn tổng phân hợp là đoạn văn phối hợp diễn dịch với quy nạp. Câu mở đoạn nêu ý khái quát bậc một, các câu tiếp theo khai triển ý khái quát, câu kết đoạn là ý khái quát bậc hai mang tính chất nâng cao, mở rộng. Những câu khai triển được thực hiện bằng thao tác giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận, nhận xét hoặc nêu cảm tưởng, để từ đó đề xuất nhận định đối với chủ đề, tổng hợp lại, khẳng định thêm giá trị của vấn đề. Ví dụ: Đoạn văn tổng phân hợp, nội dung nói về đạo lí uống nước nhớ nguồn: “ Lòng biết ơn là cơ sở của đạo làm người(1). Hiện nay trên khắp đất nước ta đang dấy lên phong trào đền ơn đáp nghĩa đối với thương binh, liệt sĩ, những bà mẹ anh hùng, những gia đình có công với cách mạng(2). Đảng và Nhà nước cùng toàn dân thực sự quan tâm, chăm sóc các đối tượng chính sách(3). Thương binh được học nghề, được trợ vốn làm ăn; các gia đình liệt sĩ, các bà mẹ Việt Nam anh hùng được tặng nhà tình nghĩa, được các cơ quan đoàn thể phụng dưỡng, săn sóc tận tình(4). Rồi những cuộc hành quân về chiến trường xưa tìm hài cốt đồng đội, những nghĩa trang liệt sĩ đẹp đẽ với đài Tổ quốc ghi công sừng sững, uy nghiêm, luôn nhắc nhở mọi người, mọi thế hệ hãy nhớ ơn các liệt sĩ đã hi sinh anh dũng vì độc lập, tự do…(5)Không thể nào kể hết những biểu hiện sinh động, phong phú của đạo lí uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta(6). Đạo lí này là nền tảng vững vàng để xây dựng một xã hội thực sự tốt đẹp(7). Mô hình đoạn văn: Đoạn văn gốm bảy câu: - Câu đầu (tổng): Nêu lên nhận định khái quát về đạo làm người, đó là lòng biết ơn. - Năm câu tiếp ( phân): Phân tích để chứng minh biểu hiện của đạo lí uống nước nhớ nguồn. - Câu cuối (hợp): Khẳng định vai trò của đạo lí uống nước nhớ nguồn đối với việc xây dựng xã hội. Đây là đoạn văn chứng minh có kết cấu tổng phân hợp. II. Luyện tập thực hành: A.BÀI TẬP VỀ ĐOẠN VĂN Bài tập 1 1. Kiểu diễn dịch -Đoạn 1: Lão Hạc là một nông dân nghèo khổ nhưng có phẩm chất trong sạch, giàu lòng tự trọng. Gia cảnh túng quẫn, không muốn nhờ vả hàng xóm lão đã phải bán con chó vàng yêu quý. Trong nỗi khổ cực, lão phải ăn củ chuối, củ ráy... nhưng vẫn nhất quyết từ chối mọi sự giúp đỡ của ông giáo, nhất định dành tiền để nhờ ông giáo lo cho lão khi chết. Bất đắc dĩ phải bán con chó vàng, lão đau đớn dằn vặt lương tâm và cuối cùng dùng bả chó kết liễu đời mình để tạ lỗi với cậu vàng. Lão thà chết để giữ tấm lòng trong sạch và nhất định không chịu bán mảnh vườn của con dù chỉ một sào. -Đoạn 2: Sau trận mưa rào, mọi vật đều sáng và tươi. Những đoá râm bụt thêm màu đỏ chói. Bầu trời xanh bóng như vừa được gội rửa. Mấy đám mây bông trôi nhởn nhơ,sáng rực lên trong ắnh mặt trời. 2.Đoạn qui nạp. “Cây lan, cây huệ, cây hồng nói chuyện bằng hương, bằng hoa. Cây mơ, cây cải nói chuyện bằng lá. Cây bầu, cây bí nói bằng quả. Cây khoai, cây dong nói bằng củ, bằng rễ. Bao nhiêu thứ hoa, bấy nhiêu tiếng nói.” 3.Đoạn song hành. Ca dao là bầu sữa tinh thần nuôi dưỡng trẻ thơ( hát ru). Ca dao là hình thức trò chuyện tâm tình của những chàng trai cô gái(hát ví, hát xoan, hát ghẹo). Ca dao là tiếng nói biết ơn, tự hào về công đức của tổ tiên và anh linh của những người đã khuất ( bài ca lễ hội). Ca dao là phương tiện bộc lộ nỗi tức giận hoặc lòng hân hoan của những người sản xuất( hò, lí). 4.Đoạn móc xích. Cám tức lắm, vội về nhà kể cho mẹ nghe. Mẹ nó xui bắt chim làm thịt ăn. Cám về cung sai lính giết chim ăn và vứt lông ra vườn. Lông chim lại hoá ra hai cây xoan đào tươi tốt. Vua thấy cây đẹp, lấy làm thích, sai mắc võng đào để nằm chơi hóng mát. 5.Đoạn tổng- phân- hợp. “Xưa nay người giỏi dùng binh là ở chỗ hiểu biết thời thế. Được thời và có thế thì biến mất thành còn, hoá nhỏ thành lớn. Mất thời không thế thì trở mạnh ra yếu, đổi yếu làm nguy, chỉ ở trong khoảng trở bàn tay thôi. Nay các ngươi không rõ thời thế, chỉ giả dối quan, há chẳng phải là dạng thất phu đớn hèn, sao đủ nói chuyện việc binh được.” Bài 2. Xác định cách trình bày nội dung và câu chủ đề của các đoạn văn sau: 1. Trên rừng núi, buổi sáng thường đến chậm. Đôi chim yến “ Bóp…bóp” đã tìm được nhau từ lâu mà những tia nắng đầu tiên vẫn chưa vượt được các chóp núi và len qua nổi các cụm rừng già cây cối mọc chen chúc dầy đặc. Sương núi nấn ná mãi mới chịu tan đi một cách dần dà như người ngủ nướng. Gà trống dậy trễ. Chúng vẫn rướn cổ đua nhau gáy, không phải để đánh thức mọi người mà chỉ để báo cho mọi người biết rằng chúng đã dậy. 2. Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu. 3. Nhật kí trong tù canh cánh một tấm lòng nhớ nước. Chân bước đi trên đất Bắc mà lòng vẫn hướng về Nam, nhớ đồng bào trong cảnh lầm than, có lẽ nhớ cả tiếng khóc của bao nhiêu em bé Việt Nam qua tiếng khóc của một em bé Trung Quốc, nhớ người đồng chí đưa tiễn bên sông, nhớ lá cờ nghĩa đang tung bay phấp phới. Nhớ lúc tỉnh và trong cả những lúc mơ. 4. Tảng sáng vòm trời cao xanh mênh mông. Gió từ trên đỉnh núi tràn xuống thung lũng mát rượi. Khoảng trời sau dãy núi phía đông ửng đỏ. Những tia nắng đầu tiên hắt chéo qua thung lũng, trải lên đỉnh núi phía tây những vệt sáng màu lá mạ tươi tắn. Ven rừng, rải rác những cây lim đã trổ hoa vàng, những cây vải thiều đã đỏ ối những quả. 5. Chí Phèo đã chết, chết trên ngưỡng của trở về cuộc sống. Anh phải chết vì xã hội không cho anh được sống. Và cũng chính vì anh không tìm ra đường sống. Kẻ thù đã bị đền tội, nhưng “Tre già măng mọc”, thằng ấy chết còn thằng khác. Cuộc sống vẫn tối sầm. 6. Trong bốn lần gẩy đàn, chỉ có lần đầu tiên gẩy cho Kim Trọng nghe là Kiều tự nguyện nhất. Thúy Kiều đã trổ hết tài năng và hiểu biết của mình trong ngón đàn: Nào lưu thủy hành văn, nào khúc Quảng Lăng, khúc Chiêu Quân. Đó là tiếng đàn của mùa xuân, của buổi mai, của tuổi trẻ, của tình yêu, của những gặp gỡ diệu kì giữa nhạc và thơ. 7. “Nghệ thuật trong thơ Nhật ký trong tù rất phong phú. Có bài là lời phát biểu trực tiếp, đọc hiểu ngay. Có bài lại dùng lối ngụ ngôn rất thâm thuý. Có bài tự sự , có bài trữ tình, hay vừa tự sự , vừa trữ tình. Lại có bài châm biếm. Nghệ thuật châm biếm cũng rất nhiều vẻ”. 8.”Phó lý , trương tuần cũng như tộc biểu, tuần phu, tuy không phải làm việc gì, ai nấy cũng sợ tóc gáy chạy xuôi chạy ngược. Phó hội,thủ quỹ đối nhau với thư ký, trưởng bạ , mỗi người khoanh tay đứng tựa mỗi cột, dáng bộ len lét như rắn mồng năm. Chánh tổng ngồi ngáp vặt cạnh bức câu lơn, con ruồi đậu mép không muốn đuổi. Chánh hội luôn tay giở cuốn sổ thuế, hai mắt vẫn lấm lét trông đi đằng nào!” 9. Vùng này núi đất xen với núi đá, địa thế hiểm trở. Những chân nhà nhỏ của đồng bào Mùng nằm thưa thớt giữa những nương ngô trên sườn núi hay bên những thửa ruộng nhỏ dưới thung lũng. Sương trắng từng dải đọng trên các đầu núi. Khung cảnh Pắc Bó hiện ra trước mắt như một bức tranh thuỷ mạc. 10. Phong cảnh ở đây thật đẹp. Thoắt cái , lác đác lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu đen nhung hiếm quí. 11. Mưa rả rích đêm ngày. Mưa tối tăm mặt mũi. Mưa thối đất thối cát. Trận này chưa qua, trận khác đã tới, ráo riết hung tợn hơn. Tưởng như biển có bao nhiêu nước , trời hút lên, đổ hết xuống đất liền. 12. Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì phải tăng gia sản xuất.Muốn tăng gia sản xuất tốt thì phải lo kĩ thuật cải tiến. Muốn sử dụng tốt kĩ thuật thì phải có văn hoá. Vì vậy công việc bổ túc văn hoá là cực kì cần thiết. 13. Thân cọ vút thẳng trời hai ba chục mét cao, gió bão không thể quật ngã. Búp cọ vút dài như thanh kiếm sắc vung lên. Cây non vừa trồi, lá đã xoà xuống mặt đất .Lá cọ tròn xoè ra nhiều phiến nhọn dài, trông xa như một rừng tay vẫy, trưa hè lấp loá nắng như rừng mặt trời mới mọc. 14. Rừng chiều Đê Ba nổi lên sừng sững. Nắng nhạt dần làm sáng lên những cụm bông lan trong gió. Trên những bắp ngô, mớ râu non trắng như cước.Sương lam nhẹ bò trên các sườn núi. Mặt trời gác bóng, những tia nắng hắt lên các vòm cây. 15.”Phong cảnh miền Tây Bắc thật là hùng vĩ. Núi rừng trùng điệp nhấp nhô một mầu xanh thẳm. Có những ngon núi cao chót vót, bốn mùa mây quấn quanh sườn. Có những cao nguyên chạy dài mênh mông. Có những thung lũng hình lòng chảo lọt vào giữa những khoảng núi đồi.” 16.”Trong khoảnh khắc, sương ửng lên như một làn mây da cam. Bao nhiêu người trên núi reo lên một tiếng, tôi không thể nghe biết ra thế nào. Tất cả quay mặt về đằng ấy. Làn sương tan rất nhanh, mây và sương chen nhau loáng thoáng. Tiếng người reo không ngớt. Tiếng trống phập phình, phập phình. Tiếng tụng kinh như hát” 17. Trên mấy cây cao cạnh nhà, ve đua nhau kêu ra rả. Ngoài suối, tiếng chim cuốc vọng vào đều đều.Bản làng đã thức giấc. Đó đây, ánh lửa hồng bập bùng trên cái bếp. Ngoài bờ ruộng đã có bước chân người đi, tiếng nói chuyện rì rầm, tiếng gọi nhau í ới.. 18. Một mình chị phải giải quyết mọi công việc của gia đình. Chị phải đương đầu với những thế lực tàn bạo:quan lại cường hào, địa chủ và tay sai của chúng. Chị có khóc lóc kêu trời, nhưng chị không nhắm mắt, khoanh tay mà tìm cách cứu được chồng ra khỏi cơn hoạn nạn. Hình ảnh chị Dậu hiện lên vững chãi như một chỗ dựa vững chắc của cả gia đình. 19.“Cà Mau là đất mưa dông.Vào tháng ba, tháng tư, nắng sớm chiều mưa. Đang nắng đó, mưa đổ ngay xuống đó.Mưa hối hả còn kịp chạy vào nhà.Mưa rất phũ, một hồi rồi tạnh hẳn. Trong mưa thường nổi cơn dông.” 20.“Làng xóm ta xưa kia lam lũ quanh năm mà vẫn quanh năm đói rách. Làng xóm ta ngày nay bốn mùa nhộn nhịp cảnh làm ăn tập thể. Đâu đâu cũng có trường học, nhà gửi trẻ, nhà hộ sinh, câu lạc bộ, sân và kho của hợp tác xã, nhà mới của các xã viên. Đời sống vật chất ngày càng ấm no, đời sống tinh thần ngày càng tiến bộ.” 21.“Bây giờ muốn mang lại lợi ích cho đồng bào các dân tộc, thì phải nâng cao đời sống của đồng bào. Muốn nâng cao đời sống của đồng bào, không phải cứ nói mà ra cơm gạo. Cơm gạo không phải từ trên trời rơi xuống. Muốn có cơm gạo thì mỗi người phải làm cái gì? Muốn ấm no thì phải làm cái gì? Phải làm thế nào? Phải tăng gia sản xuất.” 23. Cánh đại bàng rất khoẻ, nó có một bộ xương cánh tròn dài như ống sáo, và trong như lớp thuỷ tinh. Lông cánh đại bàng ngắn nhất cũng phải tới bốn mươi nhăm phân. Mỏ đại bàng dài tới bốn mươi phân, rất cứng. Và đôi chân thì giống như đôi móc hàng cần cẩu, những móng của nó với những vuốt nhọn có thể cào xơ gỗ như ta tước lạt giang vậy. 24.Gió bắt đầu thổi rào rào theo với khối mặt trời tròn đang tuôn ánh sáng vàng rực xuống mặt đất. Một làn hơi đất nhè nhẹ toả lên, phủ mờ những cây cúc áo, rồi tan dần theo hơi ấm mặt trời. Phút yên tĩnh của rừng ban mai dần biến đi.” 25.“Phượng không thơm, phượng chưa hẳn đã là đẹp nhưng phượng đỏ và phượng nhiều, phượng có một linh hồn sắc sảo mênh mang. Hoa phượng tươi cười nhưng mà tươi quá quắt. Hoa phượng đẹp nhưng mà đẹp não nùng.” 26. “Câu thơ giản đơn như những lời thì thầm. Chữ nghĩa sống động khiến cảnh sắc như lộ ra trước mắt. Hình ảnh hiện lên với vẻ đẹp tinh trong kì lạ. Toàn bộ bài thơ như reo lên trong nắng.” 27. Chẳng có nơi nào như sông Thao quê tôi, rừng cọ trập trùng. Thân cọ cao vút. Búp cọ dài như thanh kiếm sắc. Lá cọ tròn xoè ra nhiều phiến nhọn dài. 28.“Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao! Màu vàng trên lưng chú lấp lánh. Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng. Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thuỷ tinh. Thân chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu.” 29.Dạy văn chương ở phổ thông có nhiêu mục đích. Trước hết nó tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc với một loại sản phẩm của con người, kết quả của một thứ lao động đặc thù- lao động nghệ thuật. Đồng thời, dạy văn chương chính là hình thức quan trọng giúp các em hiểu biết, nắm vững và sử dụng tiếng mẹ đẻ cho đúng cho hay. Dạy văn chương cũng là một trong những con đường của giáo dục thẩm mĩ. 30. “Nhiệm vụ của học sinh là học tập thật tốt, tiếp thu đầy đủ tri thức của thầy cô giáo truyền đạt trên lớp. Muốn tiếp thu đầy đủ thì phải ghi chép cẩn thận. Vì ghi chép cẩn thận sẽ giúp chúng ta nắm rõ vấn đề một cách đầy đủ và có hệ thống. Muốn như vậy, cần phải đi học đều đặn.” 31. “Tấm gương là người bạn chân thật suốt cuộc đời mình, không bao giờ biết xu nịnh ai dù đó là kẻ vương giả uy quyền hay giàu sang hãnh tiến.Dù gương có tan xương nát thịt vẫn cứ nguyên tấm lòng ngay thẳng trong sạch như từ lúc mẹ cha sinh ra nó.Nếu ai có bộ mặt không được xinh đẹp thì gương không bao giờ nói dối, nịnh xằng là xinh đẹp. Nếu ai có mặt nhọ, gương nhắc nhở ngay…” 32. Trần Đăng Khoa rất biết yêu thương. Em thương bác đẩy xe bò “mồ hôi ướt lưng, căng sợi dây thừng” chở vôi cát về xây trường học, và mời bác về nhà mình. Em thương thầy giáo một hôm trời mưa đường trơn bị ngã, cho nên dân làng bèn đắp lại đường. 33.Mưa đã ngớt. Trời rạng dần. Mấy con chim chào mào từ hốc cây nào đó bay ra hót râm ran. Mưa tạnh, phía đông một mảng trời trong vắt. Mặt trời ló ra, chói lọi trên những vòm lá bưởi lấp lánh. 34.Nguyên Hồng(1918-1982) tên khai sinh là Nguyễn Nguyên Hồng, quê ở thành phố Bài 3.Viết đoạn văn chủ đề về nhà trường trình bày nội dung theo cách diễn dịch, qui nạp, song hành. Bài 4. Xác định các phương tiện liên kết câu và liên kết đoạn văn trong những phần trích sau: a)Trường học của chúng ta là trường học của chế độ dân chủ nhân dân, nhằm mục đích đào tạo những công dân và cán bộ tốt, những người chủ tương lai của nước nhà. Về mọi mặt, trường học của chúng ta phải hơn hẳn trường học của thực dân và phong kiến. Muốn được như thế thì thầy giáo, học trò và cán bộ phải cố gắng hơn nữa để tiến bộ hơn nữa. b.Bắt đầu là tìm hiểu. Tìm hiểu phải đặt bài văn vào hoàn cảnh lịch sử của nó. Thế là cần đến khoa học lịch sử, lịch sử dân tộc, có khi cả lịch sử thế giới. Sau khâu tìm hiểu là khâu cảm thụ. Hiểu đúng bài văn đã tốt. Hiểu đúng cũng bắt đầu thấy nó hay, nhưng chưa đủ. c.Giảng văn rõ ràng là khó. Nói như vậy để nêu ra một sự thật. Không phải nhằm hù doạ, càng không phải để làm ngã lòng. d.Bây giờ, khi Bác viết gì cũng đưa cho một số đồng chí xem lại, chỗ nào khó hiểu thì các đồng chí bảo cho mình sửa chữa. Nói tóm lại, viết cũng như mọi việc khác, phải có chí, chớ giấu dốt, nhờ tự phê bình và phê bình mà tiến bộ. Bài 5. Chon các từ ngữ hoặc câu thích hợp điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau để làm phương tiện liên kết đoạn. a.Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời, cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thuỷ Tinh đã kiệt. Thần nước đành rút quân. (….)oán nặng, thù sâu, hàng năm Thuỷ Tinh làm mưa gió, bão lụt dâng nước đánh Sơn Tinh. b.Tháp Ép-phen không những được coi là biểu tượng của Pa-ri, mà còn là biểu tượng của nước Pháp. Nó được dùng để trang trí những trang đầu của sách hướng dẫn du lịch trên nước Pháp, được làm biểu tượng trong phim ảnh, được in trong các văn kiện chính thức, những tem thư và bưu ảnh… (………)điều đáng kẻ là việc xây dựng tháp đã là một bài học có giá trị về óc sáng tạo và tổ chức trong công tác xây dựng. Bài 6. Viết bài văn ngắn nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của một trong những bài thơ(em thích) có sử dụng phương tiện liên kết đoạn văn. B.BÀI TẬP CẢM THỤ VĂN HỌC * Lập dàn ý: a. Mở bài: - Giới thiệu đoạn trích và nhận định b. Thân bài: *. Đau đớn xót xa đến tột cùng: Lúc đầu khi nghe bà cô nhắc đến mẹ, Hồng chỉ cố nuốt niềm thương, nỗi đau trong lòng. Nhưng khi bà cô cố ý muốn lăng nục mẹ một cách tàn nhẫn trắng trợn...Hồng đã không kìm nén được nỗi đau đớn, sự uất ức: “Cổ họng nghẹn ứ lại , khóc không ra tiếng”. Từ chỗ chôn chặt kìm nén nỗi đau đớn, uất ức trong lòng càng bừng lên dữ dội *. Căm ghét đến cao độ những cổ tục . Cuộc đời nghiệt ngã, bất công đã tước đoạt của mẹ tất cả tuổi xuân, niềm vui, hạnh phúc...Càng yêu thương mẹ bao nhiêu, thi nỗi căm thù xã hội càng sâu sắc quyết liệt bấy nhiêu: “Giá những cổ tục kia là một vật như ......... mới thôi” *. Niềm khao khát được gặp mẹ lên tới cực điểm Những ngày tháng xa mẹ, Hồng phải sống trong đau khổ thiếu thốn cả vật chất, tinh thần . Có những đêm Noen em đi lang thang trên phố trong sự cô đơn và đau khổ vì nhớ thương mẹ. Có những ngày chờ mẹ bên bến tầu, để rồi trở về trong nỗi buồn bực.....Nên nỗi khao khát được gặp mẹ trong lòng em lên tới cực điểm ......... *. Niềm vui sướng, hạnh phúc lên tới cực điểm khi được ở trong lòng mẹ. Niềm sung sướng lên tới cức điểm khi bên tai Hồng câu nói của bà cô đã chìm đi, chỉ còn cảm giác ấm áp, hạnh phúc của đứa con khi sống trong lòng mẹ. c. Kết bài: - Khẳng định lại nhận định. * Viết bài a. Mở bài: “Những ngày thơ ấu” là tập hồi kí trung thực và cảm động về tuổi thơ cay đắng của Nguyên Hồng trong chế độ cũ. Đây là tác phẩm có giá trị của Nguyên Hồng và cũng là tác phẩm có giá trị của văn học Việt b. Thân bài: c. Kết bài: Tình thương mẹ là một nét nổi bật trong tâm hồn bé Hồng. Nó mở ra trước mắt chúng ta cả một thế giới tâm hồn phong phú của bé. Thế giới ấy luôn luôn làm chúng ta ngạc nhiên vì ánh sáng nhân đạo lấp lánh của nó. |
3. Củng cố, hướng dẫn về nhà:
- Học bài, chuẩn bị ôn tập văn bản “Tức nước vỡ bờ”
...
Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.khotailieuonthi247.com/