Giáo án hoạt động trải nghiệm lớp 10 chân trời sáng tạo | Kế hoạch bài dạy hoạt động trải nghiệm lớp 10 chân trời sáng tạo

Từ khóa: Giáo án hoạt động trải nghiệm lớp 10 chân trời sáng tạo, Kế hoạch bài dạy hoạt động trải nghiệm lớp 10 chân trời sáng tạo, Giáo án hoạt động trải nghiệm lớp 10.

Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10 được biên soạn theo Chương trình Giáo dục phổ thông Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 2018 với 105 tiết, gồm 9 chủ đề. Các chủ đề được biên soạn dựa trên 4 mạch nội dung: Hoạt động hướng vào bản thân, Hoạt động hướng đến xã hội, Hoạt động hưởng đến tự nhiên và Hoạt động hướng nghiệp. Mỗi chủ đề được thực hiện từ 3 – 4 tuần với ba loại hình cơ bản: Hoạt động giáo dục theo chủ đề, Sinh hoạt dưới cờ và Sinh hoạt lớp.



CHỦ ĐỀ 1. THỂ HIỆN PHẨM CHẤT TỐT ĐẸP CỦA NGƯỜI HỌC SINH

I. MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ

1. Kiến thức:

·        Có trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao và hỗ trợ những người cùng tham gia.

·        Thể hiện được sự tự chủ, lòng tự trọng, ý chí vượt khó để đạt được mục tiêu đề ra.

·        Thể hiện được sự chủ động của bản thân trong môi trường học tập, giao tiếp khác nhau.

·        Thực hiện tốt nội quy, quy định của trường, lớp, cộng đồng.

2. Năng lực:

- Năng lực chung:

·        Tự chủ và học tập: vận dụng một cách linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề.

·        Giao tiếp và hợp tác: biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận những vấn đề của bài học. Biết chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung ; khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm.

·        Giải quyết vấn đề sáng tạo: Biết làm rõ thông tin, ý tưởng mới và phức tạp từ các nguồn thông tin khác nhau; biết phân tích các nguồn thông tin độc lập để thấy được khuynh hướng, độ tin cậy của những thông tin và ý tưởng mới

- Năng lực riêng:

·        Xác định được phong cách của bản thân

·        Thể hiện được hứng thú của bản thân và tinh thần lạc quan về cuộc sống.

·        Thể hiện được tư duy độc lập và giải quyết vấn đề của bản thân.

·        Đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu và khả năng thay đổi của bản thân.

3. Phẩm chất:

·        Nhân ái

·        Trách nhiệm

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với GV:

·        Tranh, ảnh liên quan đến phẩm chất tốt/ chưa tốt của học sinh

·        Hướng dẫn HS các nhiệm vụ cần chuẩn bị, cần làm trong SBT, cần rèn luyện tại nhà để tham gia các buổi hoạt động trên lớp được hiệu quả.

2. Đối với HS:

·        SGK, SBT hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10

·        Thực hiện nhiệm vụ trong SBT trước khi đến lớp.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

GỢI Ý NỘI DUNG SINH HOẠT DƯỚI CỜ VÀ SINH HOẠT LỚP

·        Tuân thủ tốt nội quy, quy định của trường khi tham gia các hoạt động tập thể do nhà trường tổ chức.

·        Chủ động giao tiếp với các bạn, anh chị khi tham gia hoạt động chung.

·        Tham gia xây dựng và cam kết thức hiện tốt nội quy lớp học

·        Rèn luyện trách nhiệm với công việc chung của trường, lớp và trong học tập của bản thân.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế thoải mái cho HS, bước đầu giúp HS định hình được nội dung sẽ học trong chủ đề.

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS nghe hát và giới thiệu chủ đề.

c. Sản phẩm: HS nghe và cảm nhận được ca từ lời bài hát, nắm được nội dung chủ đề 1.

d. Tổ chức thực hiện:

Nhiệm vụ 1. Nghe bài hát “Thời học sinh”

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS nghe và hát theo bài hát “Thời học sinh”. https://www.youtube.com/watch?v=psQbBG6dslw

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS chăm chú lắng nghe và cảm nhận ca từ của bài hát.

Bước 3. Báo cáo, đánh giá kết quả hoạt động, thảo luận

- GV nhận xét thái độ lắng nghe của HS.

Nhiệm vụ 2. Giới thiệu chủ đề

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giới thiệu bức tranh chủ đề:

- GV đặt vấn đề, nêu ý nghĩa và mục tiêu của chủ đề: Những phẩm chất tốt đẹp của con người có vai trò rất quan trọng đối với người học sinh cũng như đối với cuộc sống. Do đó, mỗi chúng ta cần phát triển các phẩm chất tốt đẹp ngay từ bây giờ. Vậy cần phải phát triển các phẩm chất đó như thế nào, chúng ta sẽ học trong chủ đề 1. Sau khi học xong chủ đề này sẽ giúp các em:

·        Có trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao và hỗ trợ những người cùng tham gia.

·        Thể hiện được sự tự chủ, lòng tự trọng, ý chí vượt khó để đạt được mục tiêu đề ra.

·        Thể hiện được sự chủ động của bản thân trong môi trường học tập, giao tiếp khác nhau.

·        Thực hiện tốt nội quy, quy định của trường, lớp, cộng đồng.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe và tiếp thu, hỏi GV những vấn đề còn thắc mắc.

Bước 3, 4. Báo cáo, đánh giá kết quả hoạt động, thảo luận

- GV nhận xét hoạt động, dẫn dắt HS vào nội dung bài học.

HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ – KẾT NỐI KINH NGHIỆM

Hoạt động 1. Tìm hiểu một số phẩm chất cần có ở người học sinh

a. Mục tiêu: Hoạt động này giúp HS nhận diện về những phẩm chất cần có của người HS và chỉ ra được biểu hiện của những phẩm chất đó.

b. Nội dung: GV tổ chức hoạt động, yêu cầu HS chỉ ra phẩm chất cần có của người học sinh và những biểu hiện của các phẩm chất mà em có.

c. Sản phẩm: HS liệt kê được các phẩm chất tốt của học sinh, liên hệ và chỉ ra được những biểu hiện của các phẩm chất mà bản thân mình có.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

*Nhiệm vụ 1. Chỉ ra những phẩm chất cần có của người học sinh

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm: Em hãy những phẩm chất tốt từ những biểu hiện được trình bày trong sgk trang 7 và giải thích vì sao lại xác định đó là những phẩm chất cần có của người học sinh?


- GV đưa ra ví dụ:

+ Làm chủ được bản thân, biết từ chối những gì không thuộc về  mình: tự trọng, tự chủ…

+ Luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao: tự giác, trách nhiệm…

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hình thành nhóm, thảo luận tìm ra phẩm chất cần có của người học sinh.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV tóm lược về những phẩm chất cần có của người học sinh.

 

Nhiệm vụ 2. Chia sẻ những biểu hiện của các phẩm chất mà em có

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu mỗi HS chia sẻ trong nhóm về những phẩm chất của mình.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hiện chia sẻ trong nhóm, tiếp nhận ý kiến đóng góp của các bạn.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện nhóm chia sẻ trước lớp

- GV yêu cầu đại diện nhóm cho biết ý kiến của nhóm về việc tự nhận xét của bạn.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV ghi nhận kết quả thảo luận, đưa ra một số phẩm chất tích cực của một số HS trong lớp và một số điều HS nên hoàn thiện thêm.

- GV nhận xét hoạt động.

1. Tìm hiểu một số phẩm chất cần có ở người học sinh

* Những phẩm chất cần có của người học sinh

+ Làm chủ được bản thân, biết từ chối những gì không thuộc về  mình: tự trọng, tự chủ…

+ Luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao, không để ai nhắc nhở: tự giác, trách nhiệm…

+ Luôn giữ đúng lời hứa, đúng hẹn, đúng giờ: giữ chữ tín

+ Thực hiện đúng nội quy, quy định của trường lớp, cộng đồng: kỉ luật

+ Ý chí quyết tâm, không nản chí để đạt mục tiêu: kiên trì, chăm chỉ…

+ Sẵn sàng hỗ trợ người khác trong quá trình cùng hoạt động: đoàn kết, nhân ái…

=> Kết luận: Các phẩm chất cần có ở người học sinh: tự trọng, tự chủ, tự giác, kỉ luật, kiên trì, chăm chỉ, nhân ái…

 

 

 

 

 

 

 

 

*Chia sẻ những biểu hiện của các phẩm chất em có

- HS liên hệ bản thân và chia sẻ

Hoạt động 2. Tìm hiểu về những biểu hiện của người có trách nhiệm

a. Mục tiêu: Hoạt động này giúp HS nhận diện được các biểu hiện của người có trách nhiệm và cách người có trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ.

b. Nội dung: GV lần lượt tổ chức các nội dung cho HS tìm hiểu:

·        Chỉ ra biểu hiện của người có trách nhiệm và giải thích vì sao

·        Xác định những vấn đề người có trách nhiệm thường đặt ra khi giải quyết nhiệm vụ

·        Chỉ ra những nguyên nhân khiến cho cá nhân thiếu trách nhiệm trong công việc và đề xuất cách khắc phục.

c. Sản phẩm: HS nêu được các biểu hiện của người có trách nhiệm, biết được nguyên nhân của người thiếu trách nhiệm…

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

*Nhiệm vụ 1. Chỉ ra biểu hiện của người có trách nhiệm và giải thích vì sao

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS: Chỉ ra những biểu hiện của người có trách nhiệm và giải thích vì sao?

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS suy nghĩ, tìm ra câu trả lời

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời một vài HS trả lời.

- GV yêu cầu HS cho biết còn có những biểu hiện nào khác của người có trách nhiệm và

bản thân HS có những biểu hiện nào.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV chốt lại ý nghĩa của tính trách nhiệm đối với con người.

 

Nhiệm vụ 2. Xác định những vấn đề người có trách nhiệm thường đặt ra khi giải quyết nhiệm vụ

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm:Những vấn đề câu hỏi nào thường được đặt ra và trả lời khi chúng ta nhận nhiệm vụ? Lấy vi dụ minh hoạ về việc mình đã xác định vấn đề trả lời/ câu hỏi và khi giải quyết một nhiệm vụ nào đó

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hiện thảo luận, trao đổi

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện chia sẻ trước lớp

- GV giải thích: Người có trách nghiệm luôn biết cách đặt và tìm phương hướng giải quyết khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ.

- GV tổ chức chơi trò chơi “Nếu - thì” để xác định cách giải quyết một số khó khăn.

- GV chia HS thành hai đội, GV sẽ nói “Nếu - kèm theo khó khăn khi thực hiện” và hai đội thay nhau nói “Thì - và cách giải quyết. Đội nào nói được nhiều cách giải quyết khó khăn mà GV đưa ra hơn là đội chiến thắng.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV tổng kết, chốt lại vấn đề.

 

Nhiệm vụ 3. Chỉ ra những nguyên nhân khiến cho cá nhân thiếu trách nhiệm trong công việc và để xuất cách khắc phục

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS chia sẻ theo nhóm:

+ Mình đã thiếu trách nhiệm trong những trường hợp nào? Vì sao?

+ Khi đó mình cảm thấy thế nào?

+ Minh làm gì sau đó hay có cách nào để khắc phục?

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hoạt động theo nhóm, chia sẻ

Bước 3, 4. Báo cáo, đánh giá kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS chia sẻ trước lớp

- GV rút ra kết luận và khuyên HS nên làm gì để trở thành người có trách nhiệm và đểcao lòng tự trọng của bản thân.

2. Tìm hiểu về những biểu hiện của người có trách nhiệm

*Biểu hiện của người có trách nhiệm

+ Hoàn thành nhiệm vụ được giao

+ Dám chịu trách nhiệm về những việc làm của mình

+ Chịu trách nhiệm về những thông tin mà mình nói ra.

+ ………

*Ý nghĩa của tính trách nhiệm

+ Được mọi người xung quanh quý mến và yêu quý

+ Được lòng tin của mọi người

+ Thành công trong công việc và cuộc sống

 

 

 

*Những vấn đề người có trách nhiệm thường đặt ra khi giải quyết nhiệm vụ

- Những vấn đề thường đặt ra:

+ Tôi có đủ năng lực thực hiện không?

+ Tôi có đủ thời gian để làm không?

+ Tôi có đủ phương tiện để hoàn thành không?

+ Tôi có đủ khả năng để giữ lời hứa không?....

- Hướng giải quyết:

*Kết luận: Mỗi cá nhân nên xác định tốt khả năng của bản thân và biết cách tổ chức những điều kiện thực hiện để mình có thể hoàn thành nhiệm vụ và trở thành người có trách nhiệm.

 

 

 

 

 

 

* Chỉ ra những nguyên nhân khiến cho cá nhân thiếu trách nhiệm trong công việc và để xuất cách khắc phục

- HS liên hệ tới bản thân và chia sẻ

 

HOẠT ĐỘNG RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VÀ VẬN DỤNG – MỞ RỘNG

...

Link Google Drive tải file đầy đủ, miễn phí

Mới hơn Cũ hơn

Giáo trình đại học-Cao đẳng