Giáo án, bài giảng powepoint môn Sinh học lớp 10 chân trời sáng tạo cả năm

Khotailieuonthi247.com tổng hợp và chia sẻ miễn phí đến thầy cô Giáo án, bài giảng powepoint môn Sinh học lớp 10 chân trời sáng tạo cả năm.

Giáo án, bài giảng được phân chia theo từng bào theo từng thư mục giúp thầy cô dễ dàng tham khảo.



TIẾT 1 _ BÀI 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHƯƠNG TRÌNH MÔN SINH HỌC

I.     MỤC TIÊU

1.      Về kiến thức

- Nêu được đối tượng và các lĩnh vực nghiên cứu của Sinh học

- Trình bày được mục tiêu môn Sinh học

- Phân tích được vai trò của sinh học với cuộc sống hằng ngày và với sự phát triển kinh tế - xã hội; vai trò sinh học với sự phát triển bền vững môi trường sống và những vấn đề toàn cầu

2.      Về năng lực

 

Biểu hiện

Mã hóa

2.1. Năng lực sinh học

 

 

Nhận thức sinh học

Nêu được đối tượng và các lĩnh vực nghiên cứu của Sinh học

SH 1.1.1

Trình bày được mục tiêu môn Sinh học

SH 1.2

Phân tích được vai trò của sinh học với cuộc sống hằng ngày và với sự phát triển kinh tế - xã hội; vai trò sinh học với sự phát triển bền vững môi trường sống và những vấn đề toàn cầu

SH 1.4.1

Tìm hiểu thế giới sống

Phân tích, vẽ được sơ đồ tư duy và trình bày được các lĩnh vực nghiên cứu sinh học theo sơ đồ.

SH 2.1

Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học

Đề xuất ý tưởng về vai trò của sinh học trong tương lai để phục vụ đời sống con người.

SH 3.2

2.2. Năng lực chung

Năng lực tự chủ và tự học

Luôn chủ động, tích cực tìm hiểu và thực hiện những công việc của bản thân khi học rập và nghiên cứu môn sinh học

TCTH1

Giải quyết vấn đề và sáng tạo

Xác định và giải quyết các vấn đề liên quan khi học tập và nghiên cứu môn sinh học

VDST2

Năng lực giao tiếp và hợp tác

Học sinh hợp tác với nhau để hoàn thành nhiệm vụ học tập; trao đổi, tương tác với giáo viên và các nhóm khác trong quá trình thảo luận

GTHT1

3.      Phẩm chất

Yêu nước

Tự giác thực hiện các qui định của pháp luật về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, chủ quyền lãnh thổ.

YN2

Chăm chỉ

Tích cực học tập, rèn luyện để chuẩn bị nghề nghiệp trong tương lai.

CC2.3

Trung thực

Trung thực trong học tập thảo luận nhóm và chuẩn bị nội dung học tập

TT1

Trách nhiệm

Có ý thức học hỏi, nghiên cứu trao dồi kiến thức; có trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao

TN1

 

 

 

II. THIẾT BỊ VÀ HỌC LIỆU

1.      Giáo viên

-       Kế hoạch bài dạy, máy tính, máy chiếu

-       Hình ảnh một số vật ở môi trường xung quanh, các vấn đề xã hội hiện nay ( ô nhiễm thực phẩm, ô nhiễm môi trường, bệnh tật, sự tuyệt chủng của sinh vật…)

-       Bảng phân công nhiệm vụ cho các lĩnh vực nghiên cứu môn sinh học

2.      Học sinh

-       Sách giáo khoa, bảng trắng, bút lông

-       Sản phẩm sau khi thực hiện nhiệm vụ giáo viên đã phân công.

III.   TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A.    TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động học

(thời gian)

Mục tiêu

(Mã hoá)

Nội dung dạy học trọng tâm

PP/KTDH  chủ đạo

Phương án đánh giá

Mở đầu

(Thời gian 5p)

Tạo sự hứng thú và có nhu cầu muốn tìm hiểu về sự yêu thích môn sinh học

 

PP: trực quan hỏi đáp.

KTDH: động não

 

 

Hoạt động hình thành kiến thức mới

Hoạt động 1: Tìm hiểu đối tượng,lĩnh vực nghiên cứu và mục tiêu của môn sinh học

( Thời gian 20p )

SH 1.1.1, SH 1.2, SH 2.1, TCTH1, VDST2, GTHT1, CC2.3, TN1.

 

Đối tượng,lĩnh vực nghiên cứu và mục tiêu của môn sinh học

PP: trực quan hỏi đáp.

KTDH: khăn trải bàn.

 

 

PP: hỏi đáp

Công cụ: câu hỏi tự luận

Hoạt động 2:

Tìm hiểu vai trò của sinh học

( Thời gian 10p )

SH 1.4.1, SH 3.2, YN2, TCTH1

Vai trò của sinh học

Phương pháp: hỏi đáp.

KTDH: KWL

PP: hỏi đáp

Công cụ: câu hỏi tự luận

Hoạt động luyện tập

(Thời gian 5p)

Củng cố bài học, kiểm tra mức độ nhận thức của học sinh

Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập

PP: hỏi đáp.

KTDH: động não

 

PP: hỏi đáp

Công cụ: câu hỏi trắc nghiệm và tự luận ngắn

Hoạt động vận dụng

(Thời gian 5p)

Củng cố, khắc sâu và mở rộng nhận thức về bảo vệ môi trường sống

Câu hỏi tự luận

PP: hỏi đáp.

KTDH: động não

PP: hỏi đáp

Công cụ: bài tập

  B. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC

 (thời gian: 5 phút)

1. Mục tiêu: Tạo sự hứng thú và có nhu cầu muốn tìm hiểu về sự yêu thích môn sinh học.

2. Nội dung hoạt động: HS chơi trò chơi ” sự sống quanh ta” và xác định được tên một số hình ảnh về các vật dụng có trong môi trường hay các dụng cụ chăm sóc sức khỏe…

3. Sản phẩm học tập:

(1)   Máy đo huyết áp

 

(2)   Phân bón

(3)   Dao kéo

 

         4. Tổ chức thực hiện: 

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

-       GV chia lớp thành các nhóm nhỏ

-          HS chơi trò chơi ” sự sống quanh ta” thông qua quan sát một số hình ảnh và xác định được tên một số hình ảnh về các vật dụng có trong môi trường hay các dụng cụ chăm sóc sức khỏe…

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

-       Các nhóm phân công nhóm trưởng, thư ký

-       Các nhóm quan sát hình ảnh và ghi kết quả vào bảng trắng

-       GV hỗ trợ, kiểm tra quá trình thực hiện hoạt động của học sinh

Bước 3. Báo cáo, thảo luận

-   Các nhóm báo cáo kết quả và so sánh kết quả của các nhóm với nhau

Bước 4. Đánh giá, kết luận

-         GV đánh giá quá trình hoạt động, kết quả thực hiện của HS

-         GV dẫn dắt vào bài học

 

HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU ĐỐI TƯỢNG, LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU VÀ MỤC TIÊU CỦA MÔN SINH HỌC (thời gian: 20 phút )

Phương pháp: trực quan hỏi đáp. KTDH: khăn trải bàn.

1.     Mục tiêu: SH 1.1.1, SH 1.2, SH 2.1, TCTH1, VDST2, GTHT1, CC2.3, TN1.

2.    Nội dung hoạt động: HS phân tích hình 1.2 (trang 5 SGK), cá nhân HS ghi lại những gì quan sát được và đặt câu hỏi liên quan đến hình ảnh. Từ đó xác định được đối tượng, lĩnh vực và mục tiêu của môn sinh học thông qua bảng học tập 1.

3.    Sản phẩm học tập:

Bảng học tập 1.

Câu hỏi

Kết quả thảo luận nhóm

Câu hỏi 1: Hãy quan sát hình 1.2/sgk ghi lại ghi lại những gì quan sát được và đặt câu hỏi liên quan đến hình ảnh.

 

(1) Bướm hút mật hoa bằng cách nào?

(2) Nhờ đâu mà bướm có thể tiêu hóa được mật hoa?

(3) Bộ phận nào giúp bướm di chuyển?

(4) Bướm và hoa có mối quan hệ với nhau như thế nào?

(5) Các yếu tố của môi trường có ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của bướm và hoa như thế nào?

Câu hỏi 2: Hãy sắp xếp các câu hỏi vừa đặt ra tương ứng với các nội dung a,b,c,d,e trong sgk trang 5.

b(1) Bướm hút mật hoa bằng cách nào?

b(2) Nhờ đâu mà buớm có thể tiêu hóa được mật hoa?

a(3) Bộ phận nào giúp bướm di chuyển?

c(4) Bướm và hoa có mối quan hệ với nhau như thế nào?

d(5) Các yếu tố của môi trường có ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của bướm và hoa như thế nào?

Câu hỏi 3: Hãy xác định đối tượng nào trong hình ảnh trên được đề cập và cần nghiên cứu?

Bướm và hoa

Câu hỏi 4: Vậy mục tiêu học môn Sinh học là gì?

 

 

-   Giúp chúng ta hiểu rõ v thế giới sống

-    Hình thành và phát triển nâng lực sinh học

-       Có thái độ đúng đắn đối với thiên nhiên

Câu hỏi 5: Hãy cho biết môn Sinh học có những lĩnh vực nghiên cứu nào? Từ đó thiết kế sơ đồ tư duy và trình bày nhiệm vụ chính của các lĩnh vực nghiên cứu đó?

LVNT----- (1) Di truyền học

        ----- (2) Sinh học tế bào

    ----- (3) Vi sinh vật học

    ----- (4) Giải phẩu học

    ----- (5) Động vật học

    ----- (6) Thực vật học

    ----- (7) Sinh thái học và môi trường

           ----- (8) Công nghệ sinh học

4.    Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung kiến thức

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

I.      ĐỐI TƯỢNG, LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU VÀ MỤC TIÊU CỦA MÔN SINH HỌC

1.    Đối tượng và lĩnh vực nghiên cứu của sinh học

a.       Đối tượng:

-   Các sinh vât sống và các cấp độ tổ chức khác của thế giới sống

-   Mối quan hệ giữa các cá thể sống với nhau và với môi trường.

b.      Lĩnh vực nghiên cứu

LVNT----- (1) Di truyền học

        ----- (2) Sinh học tế bào

    ----- (3) Vi sinh vật học

    ----- (4) Giải phẩu học

    ----- (5) Động vật học

    ----- (6) Thực vật học

    ----- (7) Sinh thái học và môi trường

    ----- (8) Công nghệ sinh học

2.    Mục tiêu môn sinh học

-   Giúp chúng ta hiểu rõ v thế giới sống

-    Hình thành và phát triển nâng lực sinh học

-    Có thái độ đúng đắn đối với thiên nhiên

-       Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, các nhóm  thảo luận theo yêu cầu của GV như phần nội dung

-       Cá nhân HS làm việc.

-       Nhóm thống nhất ý kiến chung.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

-  GV hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ.

-   HS tiếp nhận nhiệm vụ được giao

Bước 3. Báo cáo, thảo luận

-  Các nhóm báo cáo lại cho GV những nội dung đã và chưa thực hiện được.

-  GV đặt thêm các câu hỏi thảo luận.

Bước 4. Đánh giá, kết luận

- GV nhận xét và đánh giá quá trình thực hiện nhiệm vụ của các nhóm

- GV kết luận chung.

HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU VAI TRÒ CỦA SINH HỌC (thời gian: 10 phút)

Phương pháp: hỏi đáp. KTDH: KWL

1.     Mục tiêu: SH 1.4.1, SH 3.2, YN2, TCTH1

2.    Nội dung hoạt động: HS thảo luận theo nhóm hoàn thành bảng KWL theo hướng dẫn của GV

3.    Sản phẩm học tập:

Bảng học tập 2

Yêu cầu: Các nhóm thảo luận, ghi kết quả vào ô tương ứng về vai trò của sinh học và trả lời các câu hỏi bên dưới.

K ( biết)

W ( muốn biết thêm)

L ( mới học được)

-  Tạo thực phẩm sạch

-  Ứng dụng trong y học, bảo vệ sức khỏe

-  Xử lí ô nhiễm môi trường bảo vệ môi trường

-   Sinh học được ứng dụng trong đời sống như thế nào?

-     Tạo ra nhiều sản phẩm có năng suất cao phục vụ đời sống con người

Câu hỏi 1: Hãy nêu một vài thành tựu cụ thể chứng minh vai trò của nghành sinh học đối với sự phát triển kinh tế xã hội?

- Trong nông nghiệp: Tạo giống cây trồng sạch bệnh, các SV biến đổi gen…xuất khẩu

- Trong y học: Chữa các bệnh hiểm nghèo như ưng thư, AIDS..hoặc chuẩn đoán, tư vấn di truyền

Câu hỏi 2: Những hiểu biết vể bộ não đã mang lại lợi ích gì cho con người?

-    Cải thiện trí nhớ, tư vấn và chữa trị các vấn để vể tâm lí cũng như hành vi của con người, góp phn làm cho Tâm lí học và Khoa học xã hôi trở nên sâu sắc hơn

4.     Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung kiến thức

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

 

II.      VAI TRÒ CỦA SINH HỌC

* Đối với con người:

- Những thành tựu của sinh học đã góp phầnn vào sự phát triển kinh tế - xã hôi, làm thay đổi mạnh mẽ nn công nghiệp, nông nghiệp, y học,...; tăng chất lượng, hiệu quả, an toàn và thân thiện với môi trường.

- Giúp con người giảm bệnh tật, đảm bảo nhu cẩu dinh dưỡng, nâng cao điểu kiện chăm sóc sức khoẻ và điểu trị bệnh, gia tăng tuổi thọ.

- Cải thiện trí nhớ, tư vấn và chữa trị các vấn để vể tâm lí cũng như hành vi của con người, góp phn làm cho Tâm lí học và Khoa học xã hôi trở nên sâu sắc hơn

* Đối với môi trường: việc xây dựng các mô hình sinh thái giúp đánh giá các vấn để xã hôi như sự nóng lên toàn cẩu, mức đô ô nhiễm môi trường, sự thủng tẩng ozone, suy kiệt các nguổn tài nguyên thiên..

-          GV phát bảng học tập 2 yêu cầu các nhóm thảo luận hoàn thành các yêu cầu trong bảng học tập

-       HS nhận bảng học tập 2

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

-  GV hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ.

-   HS tiếp nhận nhiệm vụ được giao ( thảo luận, thống nhất ý kiến chung và ghi kết quả vào bảng học tập)

Bước 3. Báo cáo, thảo luận

-  Các nhóm báo cáo bảng học tập của nhóm.

-  Các nhóm khác đặt thêm câu hỏi thảo luận

Bước 4. Đánh giá, kết luận

- GV nhận xét và đánh giá quá trình thực hiện nhiệm vụ của các nhóm

-   GV kết luận chung.

 

 

(thời gian: 5 phút)

1.      Mục tiêu: Củng cố bài học, kiểm tra mức độ nhận thức của học sinh

2. Nội dung hoạt động: HS đọc, vận dụng kiến thức đã học phân tích các câu hỏi của GV và hoàn thành đáp án

3. Sản phẩm học tập:

Câu 1: Hãy đánh dấu X vào ô trống ứng với lĩnh vực nghiên cứu của sinh học?

Khoa học trái đất

Tế bào học

Giải phẩu và sinh lí học

Thiên văn học

Sinh thái học và môi trường

X

X

X

 

X

Câu 2: Để trình bày cho mọi người biết về vai trò của sinh học, em sẽ lựa chọn bao nhiêu nội dung sau đây?

I.     Tạo các giống cây trồng sạch bệnh.

II.  Xây dựng mô hình sinh thái nhằm giải quyết các vấn đề về môi trường.

III.          Đưa ra các biện pháp bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

            IV.  Thông qua các thiết bị hiện đại, dự đoán được chiều hướng thay đổi của khí hậu thời tiết.

A.       1.                            B. 2.                              C. 3.                              D. 4.

Câu 3: Hãy xác định các nội dung sau đây là đúng hay sai?

Nội dung

Đ/S

1.    Nhờ sự phát triển của công nghệ sinh học, hiện nay, người ta đã tìm ra được phương pháp chữa trị tất cả các bệnh di truyền

S

2.    Việc ứng dụng khoa học kĩ thuật trong sản xuất nông nghiệp góp phần làm tăng sản lượng lương thực và chi phí sản xuất

Đ

4. Tổ chức thực hiện:

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

-   GV đưa ra câu hỏi trắc nghiệm hoặc câu hỏi tự luận ngắn và yêu cầu các nhóm theo dõi, trả lời

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV chiếu các câu trắc nghiệm trên màn hình.

- HS vận dụng kiến thức đã học, cho đáp án

Bước 3. Báo cáo, thảo luận

-   GV quan sát, theo dõi kết quả của  học sinh và hoàn thiện đáp án

Bước 4. Đánh giá, kết luận

- GV tổng hợp đánh giá của HS và đánh giá chung.

 - Phát thưởng ( nếu có)

 

(thời gian: 5 phút)

1.    Mục tiêu:

   - HS vận dụng nội dung đã học để giải quyết một vấn đề liên quan đến thực tiễn.

   - Củng cố, khắc sâu và mở rộng nhận thức về bảo vệ môi trường sống.

2. Nội dung hoạt động:

   - Bằng những kiến thức đã học và sự yêu thích môn sinh học, HS lựa chọn một lĩnh vực sinh học yêu thích.

   - HS làm việc ở nhà và nộp lài bài viết cho GV vào tiết học sau.

3. Sản phẩm học tập:

Vận dụng 1: Nếu yêu thích môn sinh học, em sẽ lựa chọn lĩnh vực nào của ngành sinh học? Tại sao? ( về nhà)

Vận dụng 2: Em sẽ thể hiện tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước bằng những hành động cụ thể nào?

-                Có ý thức bào vệ thiên nhiên: không chặt phá rừng, không săn bắt ĐV hoang dã, không xả rác.

-                Không sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật.

-                Tham gia các hoạt động bào vệ và khôi phục môi trường..

-                Tham gia các hoạt động tuyên truyền về việc bảo vệ thiên nhiên, động vật hoang dã.

4. Tổ chức thực hiện: 

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

-       GV đưa ra câu hỏi tự luận và yêu cầu Hs làm việc cá nhân, vận dụng kiến thức đã học để giải quyết.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

-       GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân giám sát, gợi ý, hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ.

-       Học sinh thực hiện tại lớp theo nhóm

Bước 3. Báo cáo, thảo luận

-       GV quan sát, theo dõi kết quả của  học sinh và hoàn thiện nội dung

-       HS báo cáo kết quả

Bước 4. Đánh giá, kết luận

- GV nhận xét quá trình học tập của HS.

-  GV kiểm tra sản phẩm cá nhân.

- GV đánh giá, hoàn thiện

 

  IV. RÚT KINH NGHIỆM

...

Link Google Drive tải file đầy đủ, miễn phí

Mới hơn Cũ hơn

Giáo trình đại học-Cao đẳng