Giáo án - Kế hoạch bài dạy môn Toán 10 cánh diều cả năm

Khotailieuonthi247.com tổng hợp và chia sẻ miễn phí đến thầy cô Giáo án - Kế hoạch bài dạy môn Toán 10 cánh diều cả năm.

Giáo án, bài giảng được phân chia theo từng bào theo từng thư mục giúp thầy cô dễ dàng tham khảo.



BÀI 1 (4 Tiết): MỆNH ĐỀ (Tiết 1)

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức, kỹ năng.

- Nhận biết, thiết lập và phát biểu được các mệnh đề toán học, bao gồm: mệnh đề phủ định;mệnh đề đảo; mệnh đề kéo theo; mệnh đề tương đương; mệnh đề có chứa kí hiệu ; điều kiện cần, điều kiện đủ, điều kiện cần và đủ.

- Xác định được tính đúng sai của một mệnh đề toán học trong những trường hợp đơn giản.

2. Về năng lực phẩm chất

- Rèn luyện được năng lực mô hình hóa toán học và năng lực giải quyết vấn đề toán học thông qua các bài toán thực tiễn (phát biểu các mệnh đề toán học …).

- Bồi dưỡng hứng thú học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS.

 

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Thiết bị dạy học:

Kế hoạch bài dạy, phiếu học tập, phấn, thước kẻ, máy chiếu, phần mềm Geogebra, GSP…

2. Học liệu:

     Học sinh hoàn thành phiếu học tập, bảng nhóm, dụng cụ vẽ parabol,…

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG 1: MỆNH ĐỀ TOÁN HỌC.

HĐ1: Trải nghiệm(Khởi động)

Mục tiêu: Tạo tình huống cho học sinh làm quen với mệnh đề qua việc xác định các phát biểu đúng sai.

Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh

Cách thức tổ chức: Học sinh làm việc theo nhóm (chia lớp thành 4 hoặc 6 nhóm)

Thời gian

Tiến trình nội dung

Vai trò của giáo viên

Nhiệm vụ của học sinh

6p

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TH1: a) Câu “Có 6 con vật xuất hiện trong hình vẽ” của Khoa là đúng.

b) Câu “Có 5 con vật xuất hiện trong hình vẽ” của An là sai.

c) Câu “Có bao nhiêu con vật xuất hiện trong hình vẽ?” là câu không xác định được tính đúng sai.

TH2: “b)” là một câu khẳng định về một sự kiện trong toán học.

 

 

 

 

 

 

 

- Gv trình chiếu hình ảnh và đưa ra TH1.

TH1: Trong các câu ở tình huống mở đầu:

a) Câu nào đúng?

b) Câu nào sai?

c) Câu nào không xác định được tính đúng sai?

 

- Gv trình chiếu tình huống số 2 đưa ra câu hỏi cho học sinh thảo luận

TH2: Phát biểu nào sau đây là câu khẳng định về một sự kiện trong toán học

a) Hà Nội là thủ đô của Việt Nam

b) Số  là một số hữu tỉ

c)  có phải là một nghiệm của phương trình  không?

 

Học sinh thảo luận theo nhóm trả lời câu hỏi.

- Mong muốn Hs

TH1: a) Câu “Có 6 con vật xuất hiện trong hình vẽ” của Khoa là đúng.

b) Câu “Có 5 con vật xuất hiện trong hình vẽ” của An là sai.

c) Câu “Có bao nhiêu con vật xuất hiện trong hình vẽ?” là câu không xác định được tính đúng sai.

TH2: “b)” là một câu khẳng định về một sự kiện trong toán học.

 Dẫn dắt vào bài mới: Vậy nhưng câu khẳng định đúng, sai trong TH1 và câu khẳng định về một sự kiện trong toán học được gọi là gì? Ta sẽ tìm hiểu trong bài hôm nay.

HĐ2: Hình thành kiến thức.

Mục tiêu: Phát triển kiến thức thu được từ hoạt động trải nghiệm, học sinh nhận thức được khái niệm mệnh đề, mệnh đề toán học. Nhận biết những câu không phải mệnh đề.

Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh

Cách thức tổ chức: Học sinh làm việc theo nhóm (chia lớp thành 4 hoặc 6 nhóm)

Thời gian

Tiến trình nội dung

Vai trò của giáo viên

Nhiệm vụ của học sinh

 

6p

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I - Mệnh đề toán học

VD1: P là mệnh đề đúng

Q là mệnh đề sai

1, Mệnh đề.

- Mệnh đề là câu khẳng định có tính đúng hoặc sai.

+ Mỗi mệnh đề phải hoặc đúng hoặc sai

+ Một mệnh đề không thể vừa đúng vừa sai.

Chú ý: “Những câu nghi vấn, cảm thán, cầu khiến không phải là mệnh đề”

2. Mệnh đề toán học: Là một mệnh đề khẳng định về một sự kiện trong toán học.

+ Khi mệnh đề toán học là đúng, ta gọi mệnh đề đó là một mệnh đề đúng.

+ Khi mệnh đề toán học là sai, ta gọi mệnh đề đó là mệnh đề sai.

Chú ý: - Khi không sợ nhầm lẫn, ta thường gọi tắt mệnh đề toán học là mệnh đề.

- Người ta thường sử dụng các chữ cái P, Q, R,…để biểu thị các mệnh đề.

GV đưa thêm VD1 và hướng dẫn học sinh đưa ra được khái niệm mệnh đề, mệnh đề toán học.

VD1: Trong hai mệnh đề toán học sau đây, mệnh đề nào là một khẳng định đúng? Mệnh đề nào là một khẳng định sai?

P:”Tổng hai góc đối của một tứ giác nội tiếp bằng ”;

Q:”  là số hữu tỉ”.

TH1: a); b) là một mệnh đề.

TH2: b) là mệnh đề toán học.

? Gv Từ hai tình huống và VD1 các em hãy đưa ra khái niệm mệnh đề, mệnh đề toán học.

 

 

 

 

 

 

HĐ3: Củng cố kiên thức.

Mục tiêu: Giúp học sinh nhận biết mệnh đề.

Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh

Cách thức tổ chức: Học sinh làm việc theo nhóm (chia lớp thành 4 hoặc 6 nhóm)

Thời gian

Tiến trình nội dung

Vai trò của giáo viên

Nhiệm vụ của học sinh

7p

 

 

VD2: Câu a) đúng do phương trình có 1 nghiệm nguyên ,

Câu b) sai. Do đó câu a), câu b) là những mệnh đề.

Câu c) là câu hỏi; câu d) là câu cảm thán, nêu lên ý kiến của người nói. Do đó không xác định được tính đúng sai. Vậy câu c), d) không phải là một mệnh đề.

 

VD3:

A là một mệnh đề đúng.

B là một mệnh đề sai vì 1 không phải là số nguyên tố.

 

? Gv trình chiếu 2 ví dụ.

VD2: Trong các câu sau câu nào là mệnh đề? Câu nào không phải là mệnh đề?

a) Phương trình  có nghiệm nguyên;

b) ;

c) Có bao nhiêu dấu hiệu nhận biết hai tam giác đồng dạng?;

d) Đây là cách xử lý khôn ngoan!

VD3: Tìm mệnh đề đúng trong các mệnh đề sau:

A:” Tam giác có ba cạnh”.

B:”1 là số nguyên tố”

- Hs thảo luận nhóm tìm câu trả lời

- Mong đợi

VD2: mệnh đề đúng là a), mệnh đề sai b). Không phải mệnh đề c), d).

 

 

 

 

 

 

 

 

VD3:

hs xác định được mệnh đề A đúng và B sai.

HOẠT ĐỘNG 2: MỆNH ĐỀ CHỨA BIẾN.

HĐ1: Trải nghiệm, hình thành kiến thức mới.

Mục tiêu: Học sinh nắm nhận biết được mệnh đề chứa biến.

Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh

Cách thức tổ chức: Học sinh làm việc theo nhóm (chia lớp thành 4 hoặc 6 nhóm)

Thời gian

Tiến trình nội dung

Vai trò của giáo viên

Nhiệm vụ của học sinh

6p

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Mệnh đề chứa biến

Xét câu “n chia hết cho 3” với n là số tự nhiên.

Ta chưa khẳng định được tính đúng sai của câu này, do đó nó chưa phải là một mệnh đề.

Tuy nhiên, với mỗi giá trị cụ thể của biến n, câu này cho ta một mệnh đề toán học mà ta có thể khẳng định được tính đúng sai của mệnh đề đó.

Ta nói rằng câu “n chia hết cho 3” là một mệnh đề chứa biến.

Chú ý: Ta thường kí hiệu mệnh đề chứa biến n là P(n); mệnh đề chứa biến x, y là P(x,y);…

GV đưa ra tình huống.

TH3: Xét câu “  chia hết cho 3” với  là số tự nhiên.

a) Ta có thể khẳng định được tính đúng sai của câu trên không?

b) Với  thì câu “21 chia hết cho 3” có phải là một mệnh đề toán học hay không? Nếu là mệnh đề toán học thì mệnh đề đó đúng hay sai?

c) Với  thì câu “10 chia hết cho 3” có phải là một mệnh đề toán học hay không? Nếu là mệnh đề toán học thì mệnh đề đó đúng hay sai?

- Hs thảo luận theo nhóm đưa ra câu trả lời

- Mong muốn hs chỉ ra được câu b), c) là mệnh đề và a) không phải là mệnh đề.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HĐ2: Củng cố, luyện tập kiến thức mới.

Mục tiêu: Học sinh nắm nhận biết được mệnh đề chứa biến, phân biệt được mệnh đề và mệnh đề chứa biến.

Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh

Cách thức tổ chức: Học sinh làm việc theo nhóm (chia lớp thành 4 hoặc 6 nhóm)

Thời gian

Tiến trình nội dung

Vai trò của giáo viên

Nhiệm vụ của học sinh

6p

VD4:

a) “18 chia hết cho 9” không phải mệnh đề chứa biến.

Câu này là một mệnh đề vì 18 chia hết cho 9 là một khẳng định đúng.

b) “3n chia hết cho 9” là mệnh đề chứa biến.

Bài 1: Câu trả lời trên bảng của học sinh.

? Gv đưa ra VD

VD4: Trong các câu sau câu nào là mệnh đề chứa biến.

a) 18 chia hết cho 9;

b) 3n chia hết cho 9.

? Gv đưa ra bài tập luyện tập

Bài 1: Nêu 2 ví dụ về mệnh đề, mệnh đề chứa biến.

- Hs thảo luận nhóm đưa ra câu trả lời.

- Mong muốn hs chỉ ra được.

VD4: “3n chia hết cho 9” là mệnh đề chứa biến.

 

Bài 1: Học sinh nêu được ví dụ về mệnh đề và mệnh đề chứa biến.

HOẠT ĐỘNG 3: MỆNH ĐỀ PHỦ ĐỊNH.

HĐ1: Trải nghiệm, hình thành kiến thức mới.

Mục tiêu: Học sinh nhận biết được mối quan hệ giữa hai mệnh đề, tính đúng sai của hai mệnh đề. Học sinh nắm được cách phủ định một mệnh đề.

Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh

Cách thức tổ chức: Học sinh làm việc theo nhóm (chia lớp thành 4 hoặc 6 nhóm)

Thời gian

Tiến trình nội dung

Vai trò của giáo viên

Nhiệm vụ của học sinh

6p

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III. Phủ định của một mệnh đề.

1.Tình huống

Cường: “23 không là số nguyên tố”

Phát biểu của Kiên là mệnh đề đúng, của Cường là mệnh đề sai.

2. Phủ định của một mệnh đề.

Cho mệnh đề . Mệnh đề “không phải ” được gọi là mệnh đề phủ định của mệnh đề  và kí hiệu là

Chú ý: - Để phủ định một mệnh đề , người ta thường thêm (hoặc bớt) từ “không” hoặc “không phải” vào trước vị ngữ của mệnh đề .

- Mệnh đề  đúng khi  sai.

- Mệnh đề  sai khi  đúng.

Gv đưa ra tình huống

TH4: Hai bạn Kiên và Cường tranh luận với nhau.

Kiên nói: “23 là số nguyên tố”

Cường không đồng ý với ý kiến của Kiên.

a) Hãy phát biểu ý kiến của Cường dưới dạng mệnh đề.

b) Em có nhận xét gì về hai câu phát biểu của Kiên và Cường?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Hs thảo luận đưa ra câu trả lời.

- Mong muốn học sinh đưa ra được mệnh đề

“23 không phải là số nguyên tố”

Và chỉ ra được mệnh đề.

Phát biểu của Kiên là mệnh đề đúng, của Cường là mệnh đề sai.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 HĐ2: Củng cố, luyện tập.

Mục tiêu: Học sinh biết cách phát biểu mệnh đề phủ định của một mệnh đề cho trước.

Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh

Cách thức tổ chức: Học sinh làm việc theo nhóm (chia lớp thành 4 hoặc 6 nhóm)

Thời gian

Tiến trình nội dung

Vai trò của giáo viên

Nhiệm vụ của học sinh

7P

VD5:

: “16 không là bình phương của một số nguyên” là mệnh đề sai.

: “Số 25 chia hết cho 5” là mệnh đề đúng.

 

 

 

 

Bài 2:

: “5,15 không là số hữu tỉ” là mệnh đề sai;

: “2023 không là số chẵn” là mệnh đề đúng.

?GV đưa ra ví dụ.

VD5: Lập mệnh đề phủ định của mỗi mệnh đề sau và nhận xét tính đúng sai của mệnh đề phủ định đó.

A: “16 là bình phương của một số nguyên”;

B: “Số 25 không chia hết cho 5”.

?GV đưa ra bài tập.

Bài 2: Lập mệnh đề phủ định của mỗi mệnh đề sau và nhận xét tính đúng sai của mệnh đề phủ định đó.

P: “5,15 là một số hữu tỉ”;

Q: “2023 là số chẵn”

Hs thảo luận nhóm đưa ra đáp án.

- Mong muốn:

VD5

: “16 không là bình phương của một số nguyên” là mệnh đề sai;

: “Số 25 chia hết cho 5” là mệnh đề đúng.

Bài 2:

: “5,15 không là số hữu tỉ” là mệnh đề sai;

: “2023 không là số chẵn” là mệnh đề đúng.

HOẠT ĐỘNG 3: DẶN DÒ HƯỚNG DẪN HOẠT ĐỘNG Ở NHÀ. (1p)

Học sinh về nhà làm bài tập 1, 2 SGK và đọc phần mệnh đề kéo theo, mệnh đề đảo. Mệnh đề tương đương.

Ghi chú những phần chưa hiểu ra giấy nháp, cố gắng làm các hoạt động luyện tập theo hướng dẫn “ví dụ”.

...

Link Google Drive tải file đầy đủ, miễn phí

BỘ 1


BỘ 2


Nguồn: Sưu tầm và chia sẻ miễn phí
Mới hơn Cũ hơn

Giáo trình đại học-Cao đẳng